Bình nóng lạnh không vào điện, tìm hiểu các nguyên nhân và cách xử lý
Thiết bị gia dụng sử dụng lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng không vào điện, vậy chúng ta phải xử lý thế nào để vừa tiết kiệm chi phí sửa chữa vừa học hỏi được kinh nghiệm sử dụng cũng như sửa chữa thiết bị ngay tại nhà. Với trường hợp bình nóng lạnh không vào điện, người sử dụng cũng có thể tự kiểm tra và sửa bình nóng lạnh, hãy tham khảo hướng dẫn của trung tâm homecare24h đưa ra dưới đây.
[external_link_head]
I. Thế nào là bình nóng lạnh không vào điện
Bình nóng lạnh không vào điện là trường hợp sau khi đã bật aptomat nguồn mà đèn báo không sáng, mỗi khi chúng ta bật bình nóng lạnh sẽ thấy có đèn báo sáng ở bảng điều khiển. Đèn báo không sáng và nước không nóng sau khi đã bật 10-15 phút, nhiều khi chúng ta không để ý đèn báo nên không nhận ra sớm vấn đề này. Nói chung chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng sau khi bật at nguồn mà không có hiện tượng gì với bình nóng lạnh thì đó là không vào điện.
[external_link offset=1]
II. Nguyên nhân bình nóng lạnh không vào điện
Để tìm ra nguyên nhân khi bình nóng lạnh không vào điện, chúng ta cần kiểm tra cụ thể từng bộ phận liên quan mới biết chính xác nguyên nhân nằm ở đâu. Nhưng chắc chắn một điều là mạch điện vào bình nóng lạnh không thông, bị ngắt ở vị trí nào đó nên không có điện vào bình. Tất nhiên chúng ta cũng nên kiểm tra lại đường điện nguồn để đảm bảo có điện ở ổ cắm trước khi kiểm tra các phần khác.
Nguyên nhân không vào điện có thể xảy ra ở một trong các bộ phận như aptomat nguồn, cục chống giật, dây nguồn, các vị trí tiếp điện trong bộ điều khiển, rơ le nhiệt. Chúng ta cần kiểm tra lần lượt từng bộ phận để biết bộ phận nào gây ngắt mạch.
III. Cách kiểm tra và xử lý tại nhà
Các bước kiểm tra cần thực hiện như sau:
[external_link offset=2]
- Sử dụng bút thử điện để kiểm tra điện nguồn ở ổ cắm, một trong hai chân cắm có điện báo sáng ở bút thử điện là được, có thể sử dụng thiết bị khác để kiểm tra ổ cắm nhằm tránh trường hợp đường mát bị đứt. Khi đảm bảo ổ điện bình thường chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra các phần tiếp theo.
- Kiểm tra aptomat nguồn, thông thường chúng ta không dùng ổ cắm cho dây nguồn vào bình nóng lạnh mà sử dụng luôn aptomat, nhưng nhiều gia đình vẫn sử dụng ổ cắm riêng do vậy phải kiểm tra đầy đủ. Bước này các bạn cần kiểm tra đầu vào đầu ra của at, chỉ cần bật nắp ngoài của aptomat ra là chúng ta sẽ thấy đầu dây vào ra, sử dụng bút thử điện để kiểm tra. Trước khi kiểm tra cần phải bật aptomat, dùng bút thử điện kiểm tra xem một trong hai chân đầu ra của at có sáng đèn không, nếu có sáng thì bình thường, còn không sáng thì có lẽ aptomat bị hỏng.
- Kiểm tra đầu dây nguồn bên trong bảng điều khiển với chân số 6 và 7, nếu một trong hai đầu dây đó vẫn báo sáng trên bút thử điện thì có thể yên tâm là phần dây nguồn không vấn đề gì.
- Sau khi kiểm tra dây nguồn không vấn đề gì mà chúng ta bật công tắc số 5 ở trong bảng điều khiển đèn báo ở công tắc vẫn không sáng thì có thể rơ le nhiệt đã ngắt. Các bạn nhìn ở vị trí số 4 sẽ thấy có một cái chốt nhỏ, nếu đầu chốt này đã lồi lên trên mặt nhựa thì chỉ cần dùng đầu bút thử điện ấn mạnh xuống và sẽ nghe thấy tiếng cạch, điều đó cho thấy rơ le nhiệt bị ngắt do vấn đề nhiệt độ của bình tăng cao quá mức cho phép. Tìm hiểu thêm trong phần rơ le nhiệt bình nóng lạnh.
- Kiểm tra cục chống giật, đây là bộ phận chống giật cho người sử dụng khi bình nóng lạnh bị rò điện. Chúng ta cũng nên kiểm tra vì nếu đã nhảy cục chống giật thì mạch điện sẽ bị ngắt, hãy ấn lại nút công tắc của cục chống giật.
Trên đây là các bước kiểm tra cơ bản khi gặp tình trạng bình nóng lạnh không vào điện, từ đó chúng ta sẽ tìm ra nguyên nhân nằm ở bộ phận nào mới có thể xử lý hoặc thay thế cho phù hợp.
IV. Liên hệ sửa chữa bình nóng lạnh không vào điện
Các trung tâm sửa bình nóng lạnh hiện nay có rất nhiều, các bạn có thể liên hệ trực tiếp trung tâm gần nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn và được hướng dẫn cách kiểm tra ngay tại nhà, hãy liên hệ đến trung tâm cứu hộ điện máy homecare24h. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung.[external_footer]