Làm sạch bộ lọc trong máy hút bụi có túi

Nếu bạn muốn biết cách làm sạch các bộ lọc của Máy hút bụi Philips, vui lòng tìm câu trả lời trong phần hướng dẫn sau đây.

Làm sạch bộ lọc trong máy hút bụi có túi

Nếu bạn đang sử dụng Máy hút bụi Philips có túi, bạn cần lưu ý các mẹo vệ sinh bộ lọc sau đây:

Siêu thị Điện máy Chợ Lớn – điện tử, máy lạnh, gia dụng, di động

• Bộ lọc bảo vệ động cơ:
Bộ lọc bảo vệ động cơ nằm phía sau túi đựng bụi. Nếu bạn tháo ngăn chứa túi đựng bụi cùng với túi đựng bụi, bạn sẽ thấy bộ lọc bảo vệ động cơ.
Bộ lọc này cần được thay mới mỗi năm một lần. Bạn không thể rửa bộ lọc này.

Nước rửa chén dùng cho máy rửa chén được không? Dùng có sao không?

• Bộ lọc khí thải:
Bộ lọc khí thải nằm ở mặt sau (hoặc ở dưới cùng trong một số trường hợp) của máy hút bụi Philips, phía sau lưới tản nhiệt có thể tháo rời.
Bộ lọc này cần được thay mới mỗi năm một lần. Bạn không thể rửa bộ lọc này.

b2c.article.details.page.social.title

Làm sạch bộ lọc trong máy hút bụi không túi

Nếu bạn đang sử dụng Máy hút bụi Philips không túi, hãy đọc phần hướng dẫn dưới đây về cách làm sạch bộ lọc bảo vệ động cơ: Bộ lọc bảo vệ động cơ thường nằm trong hoặc sau ngăn chứa bụi. Vui lòng tham khảo một số hình ảnh ví dụ dưới đây.

Bộ lọc này có hai phần khác nhau: A) phần mạ (được gọi là bộ lọc HEPA/EPA hoặc bộ lọc chất gây dị ứng) và B) phần mút xốp:
A) Không thể rửa phần mạ (bộ lọc EPA/HEPA hoặc bộ lọc chất gây dị ứng). Bạn có thể làm sạch nó bằng cách đập nhẹ trên thùng rác hoặc phủi sạch bụi.
B) Có thể rửa phần mút xốp bằng nước. Bạn phải để phần mút xốp khô hoàn toàn trước khi đặt nó vào lại máy hút bụi.

Dung Dịch Vệ Sinh Bếp Từ Denkmit 300ml

b2c.article.details.page.social.title

Làm sạch bộ lọc trong máy hút bụi không dây Philips SpeedPro Max

Nếu bạn đang sử dụng Máy hút bụi Philips SpeedPro Max, hãy đọc phần hướng dẫn dưới đây về cách làm sạch bộ lọc bảo vệ động cơ: Bộ lọc bảo vệ động cơ nằm bên dưới ngăn chứa bụi. Vui lòng tham khảo một số hình ảnh ví dụ dưới đây.

Bộ lọc này có hai phần khác nhau: A) bộ lọc thường và B) tấm xốp lọc.
A) Không thể rửa bộ lọc thường. Bạn có thể làm sạch nó bằng cách đập nhẹ trên thùng rác.
B) Có thể rửa phần mút xốp bằng nước. Bạn phải để phần mút xốp khô hoàn toàn trước khi đặt nó vào lại máy hút bụi

b2c.article.details.page.social.title

2 Cách đánh bay các vết cháy trên bề mặt bếp hồng ngoại nhanh nhất

Các loại bộ lọc HEPA trên máy hút bụi
Trước khi vệ sinh thiết bị nào đó, bạn cần tìm hiểu về chúng. Chẳng hạn như với máy hút bụi, bạn không thể tùy tiện dùng nước để vệ sinh bộ lọc HEPA vì nó được chia thành 2 loại: rửa được có chú thích “Washable” và không rửa được.

– Với bộ lọc HEPA không rửa được, bạn phải thay mới theo chỉ định của nhà sản xuất. Thời gian thay thế phụ thuộc vào tần suất bạn sử dụng máy hút bụi. Nếu ít dùng thì khoảng 2 năm, còn thường xuyên sử dụng thì 1 năm là bạn nên thay bộ lọc mới để máy hoạt động hiệu quả.

– Với bộ lọc HEPA rửa được, bạn nên vệ sinh định kỳ 2 – 3 tháng/lần, như thế thì màng lọc mới duy trì hiệu quả khả năng lọc không khí, bụi bẩn, cũng như kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, theo khuyến nghị của nhà sản xuất, loại này cũng cần được thay mới sau thời gian dài sử dụng, thường thời gian dùng dài hơn loại không rửa được.

Bạn cần xác định bộ lọc HEPA của máy hút bụi đang sử dụng thuộc loại nào

Cách vệ sinh bộ lọc HEPA
Chọn thời điểm và vị trí thích hợp

Bạn cần những điều kiện như “thiên thời, địa lợi” để vệ sinh bộ lọc HEPA, vì đây là bộ phận tồn tích nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, các tác nhân gây dị ứng cũng như thời gian để phơi khô dưới thời tiết nắng ráo khá lâu, khoảng 4 tiếng. Do đó, bạn nên chọn ngày đẹp trời, vị trí thông thoáng để tháo gỡ và vệ sinh bộ lọc, tránh không khí ẩm ướt, thiếu nắng khiến bộ lọc vừa lâu khô vừa dễ sinh ẩm mốc.

Mở nắp và tháo màng lọc HEPA

Bạn dùng lực vừa đủ, nhẹ nhàng tháo màng lọc HEPA ra ngoài.

Nhẹ nhàng tháo màng lọc ra khỏi máy hút bụi

Hút bụi màng lọc

Bạn dùng máy hút bụi mini hay chổi quét bụi lông mềm nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn bám trên màng lọc.

Rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước

Đối với bộ lọc HEPA, bạn cần thao tác nhẹ nhàng. Tuyệt đối không ngâm nó trong nước, tác động lực mạnh hay giặt bằng máy giặt vì điều náy có thể làm xô dịch kết cấu đan sẵn của màng lọc, khiến hiệu quả lọc không khí bị giảm bớt hoặc mất đi. Nếu trên màng lọc bám bụi cứng đầu khó vệ sinh, bạn dùng vòi nước chảy với lực nhẹ để làm sạch màng lọc, tiếp đến lấy khăn hoặc chổi mềm chà vết bẩn đó.

Lưu ý, không sử dụng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để tránh làm giảm tuổi thọ màng lọc HEPA. Song song đó, các vật cứng sắc cũng nằm trong “danh sách đen” những dụng cụ không được dùng để vệ sinh vì chúng sẽ làm rách và hư hỏng màng lọc.

Rửa nhẹ màng lọc bằng nước thường, không dùng nước nóng

Phơi khô màng lọc

Bạn cần phơi màng lọc HEPA sau khi được “tắm rửa” sạch sẽ dưới ánh nắng mặt trời có tia UV để tiêu diệt lượng vi khuẩn còn sót lại trên nó. Thời gian phơi khô có thể mất 1 – 4 tiếng tùy theo nhiệt độ và cách vệ sinh. Nếu bỗng nhiên “nắng ấm xa dần”, bạn dùng khăn mềm để thấm ẩm rồi sấy khô màng lọc bằng máy sấy tóc ở chế độ nhẹ nhất, cách bộ lọc ít nhất 3 – 5 cm.

Lắp màng lọc trở lại máy hút bụi

Bạn lắp ngược lại trình tự các bước khi tháo màn lọc ra khỏi máy hút bụi. Lưu ý các mặt trước, mặt sau, các chiều của màng lọc để tránh lắp nhằm chiều.

Alternate Text Gọi ngay