Bình nóng lạnh Ariston nháy đèn đỏ là tại sao ? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ?
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bình nóng lạnh ngày nay đã trở thành người bạn thân thiết của nhiều gia đình Việt. Thông thường, nhà dùng bền thì được 5 – 10 năm còn nhà nào dùng nhiều và dùng không đúng cách thì chỉ sử dụng được 2-3 năm là phát sinh vấn đề.
[external_link_head]
Lỗi mà bình nóng lạnh gặp phải rất nhiều nhưng trong đó lỗi bình báo nháy đèn đỏ trên bình tắm nóng lạnh Ariston lại đang được người tiêu dùng quan tâm tìm hiểu nhiều. Nếu bình nóng lạnh Ariston nhà bạn cũng đang lâm vào tình trạng như này thì đây là nguyên nhân và cách khắc phục đúng cách:
1. Nguyên nhân bình nóng lạnh Ariston nháy đèn đỏ
Theo tiết lộ của các thợ sửa chữa bình nóng lạnh làm tại trạm bảo hành của Ariston cho biết: Nguyên nhân bình nóng lạnh Ariston nháy đèn đỏ chủ yếu là do mạch điều khiển gặp sự cố hư hỏng, không cấp điện cho ruột đun nên nháy đèn.
[external_link offset=1]
Điều này cũng đồng nghĩa khi bình tắm nóng lạnh Ariston nhà bạn nhấp nháy đèn đỏ chứng tỏ mạch điều khiển bình đang bị hỏng – bạn có thể hiểu đơn giản như vậy.
2. Cách khắc phục tình trạng bình tắm nóng lạnh Ariston nháy đèn đỏ
Nếu đèn không lên hẳn còn dễ sửa và chỉ cần thợ gia đình sửa vặt cũng có thể xem bình tắm giúp bạn nhưng lỗi nháy đèn đỏ trên bình tắm Ariston này lại liên quan tới bảng mạch điện tử của bình do đó bạn hay thợ không có kinh nghiệm cũng không thể tự sửa chữa được tại nhà.
Cách đơn giản và nhanh chóng nhất trong trường hợp này là bạn phải gọi cho đơn vị bảo hành của hãng Ariston chính hãng hoặc tìm chọn các đơn vị sửa chữa được ủy quyền, có kinh nghiệm lâu năm và sửa chữa uy tín trong lĩnh vực này xem xét và khắc phục.
Nếu mạch điều khiển bị hỏng nặng không thể khắc phục được nữa thì có thể bạn phải thay mạch điều khiển. Nói thật trong bình tắm nóng lạnh 2 bộ phận quan trọng nhất là mạch điều khiển và ruột đun. Nếu hỏng 1 trong 2 bộ phận này thì tiền sửa chữa, thay thế linh kiện cũng không hề rẻ và có thể tương đương hoặc bằng 1/3 – 1/2 giá trị cái bình tắm. Vậy nên trường hợp này bạn có thể cân nhắc giữa việc thay thế sửa chữa bảng mạch điều khiển hoặc là mua một cái bình tắm mới cho gia đình.
3. Cần phân biệt lỗi đèn nháy đỏ và không lên đèn trên bình nóng lạnh Ariston
Cũng liên quan tới đèn báo hiệu nhưng người dùng hay nhầm giữa lỗi nháy đèn đỏ và không lên đèn. Trên thực tế, nhiều thợ sửa chữa bình nóng lạnh Ariston cho biết: Lỗi đèn nháy đỏ là báo hiệu linh kiện hỏng cụ thể là bảng mạch điện tử trong bình. còn lỗi không lên đèn thì có thể do nhiều nguyên nhân khách quan như:
[external_link offset=2]
- Bộ phận chống giật bị hỏng
- Dây điện nguồn báo hỏng
- Bộ cảm biến nhiệt bị hỏng
- Do bóng đèn báo bị cháy
Khi bình tắm nóng lạnh Ariston không lên đèn để biết nó đang gặp phải trường hợp nào trong 4 trường hợp trên bạn cần kiểm tra kỹ theo 4 bước sau:
- Bước 1: kiểm tra xem đã bật nguồn điện chưa. Nếu bận rồi thì có thể nguồn điện đang gặp vấn đề.
- Bước 2: sau khi kiểm tra nguồn điện không có vấn đề gì như chuột cắn, chập cháy, mất pha,… thì nguyên nhân tiếp theo có thể là bóng đèn báo đã bị cháy. Bạn có thể kiểm tra bằng cách thử để 1 lát xem có nước nóng không. Nếu vẫn có nước nóng bình thường thì bóng đèn báo chỉ bị cháy thôi.
- Bước 3: nếu không phải bóng đèn báo bị cháy thì rất có thể bộ phận chống giật đã bị cháy. Bạn chỉ cần thay thế chống giật mới là ổn.
- Bước 4: sau khi test cả 3 bước trên mà thấy bình thường hết thì chỉ có thể do bộ phận cảm biến nhiệt độ bị hỏng dẫn tới điện không tới được bóng đèn báo hiệu. Trường hợp này bạn liên hệ thợ sửa chữa để thay cảm ứng nhiệt nhé!
Hi vọng những thông tin hữu ích mà Websosanh đã cung cấp bên trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình về tình trạng bình nóng lạnh Ariston nháy đèn đỏ và phân biệt tình trạng này với tình trạng bình tắm không lên đèn. [external_footer]