Cách bảo dưỡng điều hòa âm trần
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại điều hòa âm trần của các hãng khác nhau. Với thiết kế hiện đại, nổi bật, điều hòa âm trần đang được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, văn phòng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không tránh khỏi việc điều hòa xuất hiện những lớp bám, bụi, gây cản trở sự trao đổi nhiệt giữa không khí và dàn lạnh, dàn nóng. Vậy làm thế nào để bảo dưỡng điều hòa âm trần đúng cách để máy hoạt động ổn định, tiết kiệm điện năng tối đa, đồng thời tăng thời gian sử dụng của điều hòa?
Ở bài viết này, Điện lạnh Duy Khoa sẽ hướng dẫn cách bảo dưỡng điều hòa âm trần “chuẩn” gồm 3 đầu việc chính: vệ sinh dàn lạnh, vệ sinh cục nóng và kiểm tra lưu lượng gas điều hòa…
[external_link_head]
Kiểm tra hoạt động của điều hòa
Nếu trong quá trình sử dụng điều hòa âm trần mà khách hàng ít khi vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa âm trần thì điều hòa sẽ hoạt động không đúng công suất. Bên cạnh đó là hiện tượng rò rỉ, mất gas làm điều hòa gặp rất nhiều sự cố như mất nhiều thời gian để làm ấm phòng, nhiệt độ làm lạnh không đạt yêu cầu.
Do đó cần kiểm tra hoạt động của điều hòa thường xuyên để phát hiện sớm sự cố xẩy ra. Lúc này cần liên lạc ngay với trung tâm bảo hành chính hãng sản phẩm để được nhân viên kỹ thuật kiểm tra và bảo dưỡng một cách tốt nhất.
[external_link offset=1]
Vệ sinh dàn nóng điều hòa
Dàn nóng của điều hòa âm trần được đặt ngoài trời nên ít được che chắn cẩn thận, phải chịu nhiều tác động của môi trường như bụi bẩn, ẩm mốc. Dàn nóng bị bám bụi lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng giảm tuổi thọ điều hòa, trao đổi nhiệt kém, hiệu suất ngưng tụ giảm. Việc không vệ sinh giàn nóng thường xuyên khiến máy chạy quá tải, các thiết bị dễ bị hư hỏng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của quạt cũng như Block điều hòa.
Để vệ sinh dàn nóng, cần dùng máy bơm nước tạo áp lực mạnh xịt rửa các bộ phận. Sau khi vệ sinh xong dàn nóng, cần có biện pháp che chắn, bảo vệ để đảm bảo điều hòa hoạt động bình thường, đạt hiệu suất cao.
Vệ sinh dàn lạnh
Vì dàn lạnh được lắp đặt trong phòng nên việc vệ sinh, xịt rửa yêu cầu phải có máng hứng.
Đầu tiên cần tháo máng nước ngưng để dàn lạnh được vệ sinh sạch sẽ nhất.
Trước khi tháo máng nước ngưng, cần mở nút xả nước trên máng và dùng xô hứng. Khi nào hết nước chảy ra thì tháo máng, dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch vết bẩn, mảng bám, mùi hôi.
Xịt rửa nhẹ nhàng dàn lạnh của điều hòa
Lưu ý: Trong quá trình xịt rửa, tuyệt đối không được để nước vào mạch điện, tránh ảnh hưởng đến hệ thống điện của gia đình.
[external_link offset=2]
Kiểm tra lượng gas, nạp gas cho điều hòa
Sau khi được bảo dưỡng, cần chạy thử để kiểm tra hoạt động của điều hòa. Sau vệ sinh, cục nóng phải hoạt động êm, không phát ra tiếng ồn; hơi dàn lạnh đã được khử hết mùi hôi, các yếu tố về vệ sinh khác cần được đảm bảo.
Trong quá trình điều hòa chạy thử, cần kiểm tra lượng gas sao cho đảm bảo điều hòa hoạt động đúng điện áp, giúp quá trình làm nóng, làm lạnh lâu hơn, không sâu, không tốn điện.
Để nạp gas cho điều hòa, cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị như dụng cụ đo kiểm, đồng hồ gas, ampe kiềm, bình gas mà điều hòa đang sử dụng. Kiểm tra chắc chắn điều hòa đã đủ gas.
Để đảm bảo điều hòa âm trần hoạt động bình thường, hiệu quả, tránh phát sinh các sự cố không đáng có, việc tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa là công việc cần được thực hiện thường xuyên.
Bạn cần vệ sinh lưới lọc điều hòa âm trần thường xuyên nếu thấy nó bám bẩn; rửa dàn nóng và dàn lạnh định kỳ 1 năm hoặc 6 tháng 1 lần. Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa định kỳ giúp tăng tuổi thọ điều hòa và giúp điều hòa hoạt động một cách hiệu quả nhất. [external_footer]