Cách sắp xếp chén dĩa trong máy rửa chén
Làm sao để sắp xếp chén dĩa trong máy rửa chén đảm bảo chúng được rửa sạch đều, không bị giảm độ bền, hư hỏng, mất độ sáng bóng vốn có? Tìm hiểu cách sắp xếp chén dĩa trong máy rửa chén đúng cách ở đây ngay.
Phân loại, sắp xếp chén dĩa đúng giỏ đựng
– Trước khi rửa chén dĩa, bạn cần phân loại xếp thành hàng các cốc chén, tô dĩa cỡ nhỏ, vừa vào giỏ trên còn nồi chảo, tô dĩa cỡ lớn (đường kính dĩa tầm 31 – 34 cm) thì cho vào giỏ đựng dưới.
[external_link_head]
– Những đồ dùng quá bẩn, nặng nên đặt ở giỏ dưới vì máy phun thường phun mạnh hơn ở giỏ dưới cho hiệu quả làm sạch tốt hơn. Đồ dùng có khối lượng lớn nên đặt ở giỏ dưới để hạn chế rơi rớt, đổ ngã còn giỏ trên đặt đồ nhẹ, tổng khối lượng chỉ nên ở tầm 2 kg.
– Với đũa, dao, kéo, nĩa, vá, muỗng, bạn đặt vào các ngăn đựng chuyên dụng trong máy rửa chén, gắn chặt, cố định chúng trong ngăn đựng.
Đặt úp các đồ dùng xuống
– Về nguyên tắc chung khi đặt đồ dùng vào máy rửa chén, bạn cần đặt chúng theo hướng úp xuống, không đặt ngửa ra để nước, thức ăn thừa thoát ra ngoài dễ dàng hơn, không bị tồn đọng lại trong đồ dùng sau khi rửa.
– Tuy nhiên, với các chén dĩa có đường cong, có phần lõm bạn nên đặt nghiêng, sẽ tiết kiệm không gian trong giỏ đựng và tiện làm sạch hơn.
[external_link offset=1]
– Đặt các đồ dùng có tay nắm hướng xuống dưới. Với đũa, bạn không được để phần đầu đũa nhỏ hướng xuống dưới.
– Đồ vật sắc nhọn, dài như các loại dao tỉa thực phẩm nên đặt nằm ngang trong giỏ đựng của máy, nếu đặt đứng nên đặt phần tay cầm hướng lên trên, không đặt phần có lưỡi dao dài hướng lên trên.
Không đặt chén dĩa chồng lên nhau
– Không đặt chén dĩa, dao kéo chồng lên nhau, tạo một khoảng cách nhất định giữa các vật dụng.
– Đặc biệt không để chén dĩa chạm vào những đồ dùng làm bằng thủy tinh, đồ mỏng vì áp suất của vòi phun nước có thể làm đồ dùng mỏng, bằng thủy tinh bị xô đổ, nứt vỡ.
Sắp xếp đồ dùng có hình dáng khác lạ, nhiều góc cạnh
– Ngoài dạng hình tròn quen thuộc, chén đĩa, cốc tô còn được thiết kế với hình vuông, hình lục giác cùng nhiều hình dạng khác nhau, nhiều góc cạnh, để vệ sinh những đồ dùng này sạch sẽ trong máy rửa chén, không đặt úp chúng mà nên đặt nghiêng, đứng chúng trong giỏ đựng.
Không xếp đồ nhỏ cỡ nhỏ lồng bên trong đồ dùng cỡ lớn
– Đặt đồ cỡ nhỏ trong đồ cỡ lớn giúp bạn tiết kiệm diện tích trên giỏ đựng đồ nhưng nó lại làm cho việc vệ sinh các món đồ lớn không sạch sẽ, dễ làm tồn đọng chất bẩn, sấy không khô hoàn toàn.
– Thế nên, khi xếp đồ dùng trong máy rửa chén, bạn tuyệt đối không xếp đồ cỡ nhỏ lồng bên trong đồ cỡ lớn mà đặt tách riêng chúng ra.
Những loại vật dụng nên cân nhắc khi rửa trong máy rửa chén
Các vật dụng nên hạn chế dùng trong máy rửa chén
[external_link offset=2]
– Các món đồ có những bộ phận làm bằng bạc và nhôm có thể bị bạc màu khi rửa nên cũng hạn chế rửa với máy.
– Những chén dĩa được tráng men cũng có thể bị mờ, đục nếu rửa trong máy rửa chén thường xuyên.
Các vật dụng không thích hợp dùng trong máy rửa chén
– Đồ dùng làm bằng gỗ, xương, đồng, thiếc, sợi tổng hợp, thép, thủy tinh pha lê không chịu nhiệt, có tay cầm bằng gỗ, sừng, ốc xà cừ, dễ hỏng sau khi rửa với máy.
– Những chén dĩa làm bằng nhựa không chịu nhiệt, chén dĩa cũ có bộ phận được gắn chặt với nhau bằng băng dính không chịu nhiệt, chúng có thể bị biến dạng, giảm độ bền khi rửa trong máy rửa chén.
– Các loại kính trang trí, đồ thủ công, dụng cụ cổ cũng không thích hợp dùng trong máy rửa chén vì chúng có thể bị giảm giá trị, độ bền qua quá trình rửa trong máy.
Mong rằng với các thông tin này, bạn sẽ xếp chén dĩa vào máy rửa chén đúng cách, rửa sạch sẽ, tiện lợi hơn. Gửi câu hỏi cho Điện máy XANH nếu bạn còn băn khoăn điều gì về việc xếp chén dĩa trong máy rửa chén nữa nhé. [external_footer]