Cách vệ sinh bếp từ đơn giản, sạch bóng ngay tại nhà | Cleanipedia
Cách vệ sinh bếp từ đúng cách
-
Lau chùi những vết bẩn mới và nhẹ thì bạn có thể dùng khăn vải mềm bằng cotton rồi lau qua một lượt rồi dung dịch chuyên dùng cho kính. Xịt một ít dung dịch này lên mặt kính rồi lau bằng khăn một lượt nữa là xong.
[external_link_head]
-
Đối với những vết bẩn cứng đầu bám chắc vào mặt kính thì bạn phải dùng tới đồ chuyên dụng để làm sạch. Bạn có thể dùng các dòng nước lau chuyên dụng tại các đại lý bán bếp. Tránh xa các dụng cụ sắc và cứng để làm sạch vì sẽ làm mặt bếp bị xước và mất đi độ bóng, mất đi thẩm mỹ của chiếc bếp.
-
Để vệ sinh đầu dây cắm, bộ phận này dễ bị bám bẩn bởi thực phẩm và dầu mỡ trong quá trình nấu nướng. Bạn cần vệ sinh thường xuyên hàng ngày để khi cắm điện không bị nhiễm điện hoặc chập cháy. Vệ sinh bếp từ tại bộ phận này bạn có thể dùng chiếc bàn chải đánh răng rồi chà nhẹ phần dây cắm để làm sạch vết dầu mỡ.
-
Đối với những dòng bếp từ cao cấp như bếp từ của hãng Munchen, Fagor, Lorca,… được trang bị mặt kính chuyên dụng như Shott Ceran, Eurokera, Ceramic,… có khả năng chống trầy xước và chịu được lực. Thế nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà không lau chùi đáy nồi và kéo lê xoong nồi trên mặt kính.
Cách vệ sinh bếp từ bằng baking soda và giấm
-
Kết hợp 1 phần muối nở với 1 phần giấm trắng trong bát hoặc bình xịt.
[external_link offset=1]
-
Sau đó đậy bếp trong dung dịch và để trong 30 phút.
-
Khi hết thời gian, lau sạch sản phẩm bằng khăn mềm ẩm, lặp lại nếu cần.
-
Dung dịch này sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ bụi bẩn.
-
Khi bếp đã sạch, hãy làm cho bếp trở nên lấp lánh bằng cách xịt giấm trắng và lau khô bằng vải sợi nhỏ.
Vệ sinh vùng nấu bếp
-
Khi bếp vừa hoạt động xong, bạn không nên vệ sinh bếp ngay vì vào thời điểm này, mặt bếp vẫn còn nóng. Đối với bếp hồng ngoại, bạn tuyệt đối không được cho tay vào vùng nấu của bếp khi vừa ngắt bếp.
-
Lý do đó chính là do nguyên lý hoạt động của bếp. Nguyên lý này dựa vào sự đốt nóng mặt kính rồi mới truyền nhiệt đến xoong nồi đặt trên mặt kính. Chính vì thế nhiệt độ tỏa ra môi trường càng lớn, nếu không thận trọng sẽ gây bỏng khi chạm phải.
-
Đối với bếp từ thì nguyên lý hoạt động đó là làm cho nồi tự nóng lên mà mặt kính không bị nóng như bếp hồng ngoài. Thế nhưng lúc nấu trong thời gian dài, nhiệt độ từ nồi từ sẽ truyền lại sang mặt kính nên bạn cũng không nên lau chùi ngay sau khi tắt bếp.
-
Đối với những dòng bếp từ cao cấp và hiện đại sẽ được trang bị thiết bị báo động nhiệt dư. Bạn không nên vệ sinh bếp lúc đèn đang hoạt động để đảm bảo an toàn. Khoảng thời gian này chính là lúc mà bộ phận giảm nhiệt của bếp đang làm việc.
Những vật dụng cần tránh khi làm sạch bếp từ
[external_link offset=2]
Vệ sinh bếp từ bạn nên nắm được một nguyên tắc đó là không sử dụng bất kỳ một loại chất tẩy rửa nào có tính ăn mòn, chứa chất tẩy trắng hoặc amoniac. Đồng thời, các miếng cọ rửa hay len thép cũng không nên sử dụng.
Bởi vậy, Cleanipedia khuyên bạn hãy lựa chọn loại nước lau bếp của thường hiệu CIF. Khác với các sản phẩm khác trên thị trường, nước tẩy rửa CIF có công thức đậm đặc hơn nhưng lại tẩy rửa theo công nghệ phân tách vết bẩn, vết cặn thực phẩm, dầu mỡ thay vì công nghệ ăn mòn phổ biến hiện nay nên rất an toàn với mọi loại bếp từ.
Hương thơm khử mùi của CIF cũng chiết xuất từ thiên nhiên nên nhẹ dịu, nồng độ vừa đủ không gây độc hại. Nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bếp từ nhà mình nhé.
Trên đây là cách vệ sinh bếp từ và những lưu ý về sản phẩm không nên sử dụng khi vệ sinh bếp. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng và vệ sinh đúng cách để đảm bảo bếp có tuổi thọ cao và luôn sáng bóng như mới.
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
[external_footer]