Cách vệ sinh và bảo dưỡng các loại quạt điện thông dụng – BuaXua.vn

Do rất dễ bám bụi nên bạn cần phải thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng quạt điện đúng cách để giúp cho quạt điện hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của chúng. Sau đây là cách làm vệ sinh và bảo dưỡng một số quạt điện thông dụng mà bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà.

Cách vệ sinh và bảo dưỡng các loại quạt điện thông dụng - BuaXua.vn
Cách vệ sinh và bảo dưỡng các loại quạt điện thông dụng

[external_link_head]

Các loại quạt điện thông thường như quạt bàn, quạt đứng, quạt treo tường,… có đặc điểm chung là khi sử dụng một thời gian thường hay bị bám bụi ở lồng quạt và cánh quạt. Khi bị bám nhiều bụi thì sức gió của quạt sẽ giảm, và mỗi khi quạt hoạt động bụi bẩn có thể sẽ bay theo luồng gió, lúc này bạn cần phải làm vệ sinh quạt.

Sau đây là cách làm vệ sinh và bảo dưỡng một số quạt điện thông dụng mà bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà

Các bộ phận của quạt

1

Tháo lồng quạt phía trước

Tháo lồng quạt phía trước bằng cách tháo các khóa và vòng chụp giữ lồng quạt. Trong khi tháo bạn hãy ghi nhớ cách để lắp ráp vào trở lại.

2

Tháo cánh quạt

Tháo cánh quạt ra bằng cách vặn nắp chặn cánh quạt theo chiều kim đồng hồ sau đó rút cánh quạt ra khỏi trục quay. Bạn lưu ý là nắp chặn cánh quạt và trục quay có ren ngược với các bu-lông và đai ốc thông thường để giúp cho nắp chặn luôn có khuynh hướng tự siết chặt vào khi cánh quạt quay.

[external_link offset=1]

3

Tháo lồng quạt phía sau

Tháo lồng quạt phía sau ra bằng cách xoay vòng chặn bằng nhựa ngược theo chiều kim đồng hồ.

4

Làm vệ sinh lồng quạt và cánh quạt

Bạn hãy dùng khăn lau sạch bụi bẩn bám trên cánh quạt và lồng quạt, nếu cần có thể rửa bằng nước và bột giặt rồi lau khô. Lưu ý trong quá trình vệ sinh không để nước nhỏ vào phần linh kiện điện tử hay động cơ bên trong quạt để tránh gây chập cháy. 

5

Bảo dưỡng trục quay của động cơ

Cách vệ sinh và bảo dưỡng các loại quạt điện thông dụng - BuaXua.vn
Nhỏ dầu bôi trơn hoặc dầu máy may vào trục quay của quạt

Trước khi lắp các bộ phận của quạt vào lại như cũ, bạn hãy dùng tay xoay trục quay của động cơ xem có xoay nhẹ nhàng hay không. Nếu trục quay bị cứng quạt sẽ chạy chậm và nóng, lúc này bạn hãy nhỏ vài giọt dầu bôi trơn hoặc dầu máy may vào trục quay ngay chỗ tiếp xúc với ổ bạc – một ống nhỏ bằng thau. Kiểm tra lại để chắc là trục quay hoạt động tốt.

Bạn cứ nhỏ dầu bên ngoài ổ bạc và bật công tắc cho quạt chạy, dầu sẽ được rút vào bên trong ổ bạc.

6

Lắp lồng quạt phía sau

Lắp lồng quạt phía sau lại và xoay vòng chặn bằng nhựa theo chiều kim đồng hồ để giữ chặt lồng quạt.

Bạn lưu ý tay xách quạt nằm bên trên và có 2 hoặc 3 lỗ nhỏ để định vị lồng quạt.

[external_link offset=2]

7

Lăp cánh quạt

Lắp cánh quạt vào trục động cơ và vặn nắp chặn cánh quạt ngược chiều kim đồng hồ để giữ chặt cánh quạt.

Bạn lưu ý là cánh quạt và trục quay có khớp chống xoay, bạn phải lắp đúng khớp này thì mới được.

8

Lắp lồng quạt phía trước

Cuối cùng bạn hãy lắp lồng quạt phía trước lại sau đó lắp vòng chụp giữ lồng quạt và cài khóa lại.

Khi lắp lồng quạt bạn phải lưu ý đến vị trí của các dòng chữ, nhãn hiệu của quạt phải nằm bên trên.

Phản hồi bài viết

Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của bạn về bài viết này!

Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.

[external_footer]

Alternate Text Gọi ngay