Giải oan cho máy rửa bát về những hiểu lầm từ trước đến nay

3 năm trước

Những chiếc máy rửa bát đang dần trở nên quen thuộc với các bà nội trợ Việt trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên thiết bị hữu ích này lại đang bị nhiều người nhìn nhận sai, dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Cũng giải đáp những lầm tưởng rất cơ bản qua bài viết dưới đây nhé.

[external_link_head]

Máy rửa bát làm tốn nước

Máy rửa bát phun nước thông qua hệ thống phun áp lực cao để làm sạch bát đũa nên nhiều người nhìn qua quy trình này cho rằng cỗ máy này sẽ tốn nước hơn là rửa bằng tay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thực tế lại khác hoàn toàn. Máy sẽ rửa bát nhanh gấp 9 lần cách rửa truyền thống, lại tiết kiệm nước hơn khoảng 10 lần.

Giải oan cho máy rửa bát về những hiểu lầm từ trước đến nay

Các bà nội trợ có khi phải tiêu khoảng 31 lít nước mỗi ngày cho việc rửa bát, trong khi con số này khi dùng máy rửa bát chỉ còn 11 lít, nghĩa là chỉ bằng khoảng một phần ba mà thôi

[external_link offset=1]

Thống kê của ABC cũng cho thấy, người dùng có khi phải tiêu khoảng 31 lít nước mỗi ngày cho việc rửa bát, trong khi con số này khi dùng máy rửa bát chỉ còn 11 lít, nghĩa là chỉ bằng khoảng một phần ba mà thôi. Ngày nay, máy rửa bát ngày càng tiết kiệm nước hơn nhờ công nghệ và tiêu chuẩn mới.

Máy rửa bát gây tốn điện năng

Đây là quan điểm mà không chỉ người Việt mà cả người Mỹ cũng hiểu sai về những chiếc máy rửa bát. Một vài người dùng thường rửa bát bằng nước ấm nên một phần điện được dùng để làm ấm nước, do đó nếu tính cả phần điện này thì nó sẽ hơn phần điện dùng để chạy máy rửa bát. Người Việt Nam thường không có thói quen rửa bát bằng nước nóng, hoặc chỉ sử dụng vào mùa lạnh để trôi vết bám bẩn như dầu mỡ. Và lượng điện tiêu thụ này lại càng ít hơn.

Không cần phải xếp bát, đĩa theo thứ tự vào máy rửa bát

Bạn cần phải sắp xếp bát đĩa vào máy có trật tự để việc rửa đạt hiệu quả tối ưu nhất. Cần đảm bảo các các món đồ có khoảng cách thích hợp để hệ thống phun nước có thể dễ dàng tiếp cận và làm sạch từng chiếc đĩa, bát bẩn.

Giải oan cho máy rửa bát về những hiểu lầm từ trước đến nay

Ngoài ra nhớ không chất bát đũa thành đống lên nhau, cần có khoảng trống nhỏ để đảm bảo nước và chất tẩy có thể đi qua giữa các đồ dùng

Ngoài ra bạn cũng cần sắp xếp các vật dụng theo quy tắc cụ thể như: xếp các loại cốc và ly ở giá trên cùng. Các vật dụng bằng thủy tinh như ly cốc cần được đảm bảo không va chạm vào nhau, dễ gây vỡ. Trong phần để dao kéo, nên đảo chiều các tay cầm dao kéo để có các khe hở cho nước chảy vào và không khiến kẹt đồ. Các loại đĩa to nên nằm ở hai bên của giá cuối cùng để không cản trở việc phân phối chất tẩy rửa trong toàn bộ máy.

Cần phải rửa sơ bát dĩa trước khi đưa vào máy rửa bát

Đối với những mẫu đồ ăn thừa lớn thì cần được loại bỏ trước khi cho vào máy để tránh làm tắc đường ống, hư hỏng máy. Tuy nhiên những mẩu thức ăn nhỏ thì không thể làm khó được những loại máy rửa bát tiên tiến hiện nay, chẳng hạn như chiếc máy rửa bát Electrolux ESF5512LOX với thiết kế hiện đại, có 6 chương trình rửa khác nhau giúp chén bát sạch bóng và phù hợp với từng loại thức ăn khác nhau.

Giải oan cho máy rửa bát về những hiểu lầm từ trước đến nay

[external_link offset=2]

Bạn không cần làm sạch sơ vật dụng trước khi cho vào máy rửa bát

Phải rửa nhiều bát mới cần đến máy

Thực tế thì suy nghĩ này không hoàn toàn sai. Tuy nhiên bạn cần để chiếc máy rửa bát hoạt động đều đặn, liên tục để các chất cặn, mỡ không thể bám lại lâu và gây tắc nghẽn các đường ống.

Các gia đình ít thành viên hay những người độc thân với công việc bận rộn vẫn có thể lựa chọn một số dòng máy rửa bát có dung tích nhỏ, phù hợp với nhu cầu bản thân. Máy rửa bát Electrolux ESF6010BW thiết kế nhỏ gọn, chứa được khoảng 8 bộ bát đũa, chỉ tiêu tốn khoảng 8 lít rất phù hợp với những nhu cầu như trên.

Giải oan cho máy rửa bát về những hiểu lầm từ trước đến nay

Bạn cần để chiếc máy rửa bát hoạt động đều đặn, liên tục để các chất cặn, mỡ không thể bám lại lâu và gây tắc nghẽn các đường ống

[external_footer]

Alternate Text Gọi ngay