HƯỚNG DẪN CÁCH LẮP ĐẶT KHÓA NAM CHÂM CƠ BẢN NHẤT
Bài viết chủ yếu giới thiệu về một số cách lắp đặt khóa nam châm lên cửa phổ biến nhất hiện nay, trong thực tế khi đi lắp đặt chúng tôi cũng gặp rất nhiều các loại cửa khác nhau từ cửa kính cường lực, cửa nhôm, cửa gỗ, cửa sắt…nhưng nhìn chung mỗi loại cửa như vậy chúng ta đều sẽ có cách lắp đặt được loại khóa nam châm. Khóa nam châm là loại khóa sử dụng điện để tạo lực hút từ trường và hút mạnh vào một vật bằng sắt khác tạo nên một lực rất mạnh đủ để khóa cửa, chính vì yếu tố này đã tạo nên sự an toàn rất lớn cho người dùng khi mua và lắp khóa cửa của mình bằng loại khóa nam châm, qua bài này chúng tôi xin chia sẻ thêm cho quý vị một số dạng lắp khóa nam châm như sau:
1/ Lắp khóa nam châm lên cửa kính cường lực bản lề sàn đố kính – Nghĩa là cửa này sẽ có phần cánh bằng kính cường lực toàn bộ và phía trên của cánh kính này cũng là một tấm kính khác.
[external_link_head]
Thường thì với dạng cửa này sẽ có đặc điểm là mở được hai hướng, và loại khóa thường dùng là khóa thả chốt vì khóa này sẽ đảm bảo cho người dùng khi lắp xong cửa vẫn mở được hai hướng, nhưng vì lý do là khi sử dụng nhiều phần cánh cửa sẽ bị lệch so với bản lề nên khi lắp khóa chốt lâu dẫn đến bị lỗi khóa không hoạt động được. Và đó là lý do một số người dùng lại cần đến khóa nam châm trong trường hợp này.
Để có thể lắp khóa nam châm đối với cửa kính đố kính thì cần phải có khóa nam châm và giá đỡ GZ, đây là combo không thể thiếu được. Phần giá đỡ GZ sẽ chia ra thành 2 phần là giá đỡ G và giá đỡ Z. Phần giá đỡ G sẽ được lắp lên cánh cửa kính ngay góc để làm nhiệm vụ giữ cục sắt để khóa nam châm hút vào. Phần giá đỡ Z được lắp vào phần tấm kính bên trên cánh cửa kính sau đó tiếp tục lắp khóa nam châm vào phần giá đỡ Z đó, vị trí lắp sẽ tiếp giáp với phần giá đỡ G ở phần cánh kính, các thao tác lắp đặt được tạo thành bởi sự bắn đinh vít vào cho chắc chắn.
Kết luận: Đây là phương án lắp cơ bản và theo đúng yêu cầu kỹ thuật từ hãng sản xuất, cửa khi lắp xong khóa chắc chắn, nhẹ nhàng, có tuổi đời lâu năm cho dù cánh cửa có bị lệch. Nhược điểm duy nhất là cánh sẽ chỉ mở được một hướng.
2/ Lắp khóa nam châm lên cửa kính khung nhôm hoặc chất liệu khác – Nghĩa là cánh cửa sẽ là kính nhưng có khung bao bởi một chất liệu khác, đồng thời khung đà phía trên cánh cửa cũng làm bằng chất liệu khác chứ không phải là kính ví dụ như gỗ, nhôm, sắt, inox…Thường thì với dạng này sẽ có 2 trường hợp cần bàn tới:
Trường hợp 1: Cửa kính cường lực toàn bộ và khung là gỗ, nhôm, sắt, inox.
[external_link offset=1]
Trường hợp này chúng ta sẽ cần một chiếc khóa nam châm và một giá đỡ chữ U, phần khóa nam châm sẽ được gắn phía dưới khung cửa ngay vị trí góc của cánh cửa khi đóng lại, giá đỡ chữ U sẽ được gắn vào phần góc cánh cửa, sau đó sẽ gắn tiếp cục sắt đi kèm trong khóa nam châm ngay vị trí tiếp giáp khóa nam châm khi cửa đóng lại và đây là nơi khóa sẽ hút chặt lại để làm nhiệm vụ khóa cửa.
Trường hợp 2: Cửa kính nhưng có viền là gỗ, nhôm, sắt, inox và khung cửa cũng là gỗ, nhôm, sắt, inox cùng loại với cánh cửa nhưng phần cánh cửa
Trường hợp này chúng ta sẽ cần một chiếc khóa nam châm và một giá đỡ chữ ZL, phần khóa nam châm sẽ được lắp phía trên bên cạnh khung cửa, trước khi lắp khóa nam châm thì chúng ta cần cố định giá đỡ chữ L lên trước và sau đó mới lắp đặt tiếp khóa nam châm vào giá đỡ chữ L, phần cánh cửa sẽ được lắp giá đỡ chữ Z lên để từ đó gắn tiếp cục sắt đi kèm khóa nam châm vào để khi khép cửa thì phần khóa và phần cục sắt sẽ hút vào nhau tạo một lực mạnh khóa cửa.
Kết luận: Đây là phương án lắp cơ bản và theo đúng yêu cầu kỹ thuật từ hãng sản xuất, cửa khi lắp xong khóa chắc chắn, nhẹ nhàng, có tuổi đời lâu năm cho dù cánh cửa có bị lệch. Nhược điểm duy nhất là cánh sẽ chỉ mở được một hướng.
3/ Lắp khóa nam châm lên cửa có chất liệu là kim loại, gỗ – Là loại cửa từ cánh cửa đến phần khung bao xung quanh đều là kim loại hoặc gỗ, thường là cửa phòng giám đốc, phòng căn hộ, cửa nhà, cửa thoát hiểm…Chúng ta sẽ chia ra thành 2 trường hợp khác nhau như sau:
Trường hợp 1: Với cánh cửa chỉ chiếm 50% độ dày của khung cửa.
Trường hợp này chỉ cần một khóa nam châm là đủ, khóa sẽ được lắp phía dưới khung cửa, và phần cục sắt đi kèm khóa nam châm sẽ lắp trực tiếp bằng việc bắn ốc vít vào trên cánh cửa luôn, và phần cục sắt này phải tiếp giáp với khóa nam châm khi cửa đóng lại thì mới khóa được.
Trường hợp 2: Với độ dày của cánh cửa bằng với độ dày của khung cửa hoặc phần khung cửa và cánh cửa khi đóng lại tạo nên một mặt phẳng.
[external_link offset=2]
Trường hợp này cần có một khóa nam châm và một giá đỡ chữ ZL. Khóa nam châm lúc này sẽ được lắp bên cạnh phía trên của khung cửa, trước khi lắp khóa nam châm thì cần phải cố định giá đỡ chữ L lên trước thì mới lắp tiếp khóa nam châm lên được. Còn phần cánh cửa sẽ được lắp giá đỡ chữ Z lên và sau đó tiếp tục lắp cục sắt đi kèm khóa nam châm lên. Tất nhiên giữa khóa và cục sắt phải lắp vị trí tiếp giáp nhau khi đóng cửa thì mới đảm bảo việc khóa cửa được.
Kết luận: Đây là phương án lắp cơ bản và theo đúng yêu cầu kỹ thuật từ hãng sản xuất, cửa khi lắp xong khóa chắc chắn, nhẹ nhàng, có tuổi đời lâu năm cho dù cánh cửa có bị lệch. Nhược điểm duy nhất là cánh sẽ chỉ mở được một hướng.
Trên thực tế sẽ còn nhiều loại cửa với hình dáng khác nhau, nhưng dù thế nào chúng ta cũng đều có phương án để lắp đặt được, nếu gặp phải trường hợp nào khác với các trường hợp mà SmartID nêu ở trên thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0969756783 để được hỗ trợ khảo sát tư vấn cách lắp đặt tốt nhất.
Một số bài tham khảo trước:
–> HƯỚNG DẪN CÁCH LẮP ĐẶT KHÓA THẢ CHỐT LÊN CỬA NHÔM VÀ CỬA GỖ
–> HƯỚNG DẪN CÁCH LẮP ĐẶT KHÓA THẢ CHỐT LÊN CỬA KÍNH
SMARTID COMPANY [external_footer]