Những lưu ý khi lắp điều hòa không thể bỏ qua

Vào mùa hè nóng bức như đổ lửa ở nước ta thì điều hòa chính là “vị cứu tinh” của rất nhiều người, rất nhiều gia đình. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người trong chúng ta cho rằng việc sử dụng điều hòa chỉ cần lựa chọn được một hãng tốt cùng các chức năng hiện đại còn đâu việc lắp đặt điều hòa như thế vào đã có đội ngũ kỹ thuật viên đảm nhận. Nhưng thực chất người sử dụng cũng cần phải hiểu rõ về những lưu ý khi lắp điều hòa, vì bạn sẽ là người đánh giá trực tiếp xem kết quả của công đoạn này đã chuẩn và đúng hay chưa.

Khái quát chung về điều hòa

Nhu cầu sử dụng điều hòa ở nước ta hiện nay

Dựa theo kết quả của các cuộc khảo sát bắt đầu từ năm 2008 cho đến nay mức độ tiêu thụ máy điều hòa không khí ở nước ta luôn ở mức cao. Thậm chí theo các dự đoán của các chuyên gia thì nhu cầu này sẽ vẫn giữ ở mức độ như hiện nay, thậm chí còn tăng cao hơn. Lí giải cho việc này có thể hiểu rằng nhờ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước mà đời sống người dân được cải thiện, nâng lên một cách đáng kể. Từ đó mà các nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn cũng tăng theo và tất nhiên là những thiết bị điện tử hỗ trợ cho cuộc sống cũng sẽ được nhiều người lựa chọn hơn. Đồng thời các tòa cao ốc, các khu văn phòng được “mọc” lên như nấm sau mưa cũng là nguyên nhân gia tăng nhanh nhu cầu sử dụng điều hòa ở nước ta luôn cao như hiện nay.

[external_link_head]

Những lưu ý khi lắp điều hòa không thể bỏ qua

Bên cạnh đó do thời tiết ngày càng khắc nghiệt, vấn đề biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, chưa kể Việt Nam là một nước với đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nếu như miền Bắc còn có mùa đông thì miền Nam là nắng nóng quanh năm nên việc sử dụng điều hòa ngày càng tăng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhất là trong những tháng sắp tháng tới đây thì nhu cầu mua sắm điều hòa, cùng phần điện năng tiêu thụ cho thiết bị điện tử này sẽ càng tăng cao. Để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho người tiêu thụ, hiện nay thị trường cho dòng sản phẩm này cũng được mở rộng ra rất nhiều với đủ các hãng khác nhau với đủ các mức giá khác nhau. Tuy nhiên Panasonic, LG, Toshiba vẫn là những thương hiệu được nhiều người lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Cấu tạo của điều hòa

Dù có rất nhiều hãng điêu hòa khác nhau trên thị trường với đủ kiểu dáng, kích cỡ khác nhau, nhưng về phần cấu tạo của chúng sẽ gần như là không khác nhau là bao và chúng sẽ gồm 3 phần chính là dàn nóng, dàn lạnh và​​​​​ đường ống nối dẫn gas. Dàn nóng là một trong những bộ phận tiêu tốn nhiều điện năng nhất, dàn nóng được cấu thành bởi máy nén và quạt kiểu hướng trục. Trái với dàn nóng thì dàn lạnh lại là một bộ phận ít tiêu tốn điện năng nhất, có thiết kế khá nhỏ gọn với quạt ly tâm và board mạch điều khiển. Phần còn lại là ống dẫn đây là bộ phận dùng để nối dàn nóng và dàn lạnh với nhau thông qua cặp ống dẫn gas và ống dẫn dịch. Vậy nên trước khi lắp đặt thì người ta sẽ phải tạo sẵn lỗ chờ điều hòa.

Nguyên lí hoạt động của điều hòa

Trong cả quy trình sử dụng thì phần dàn lạnh là bộ phận hoạt động liên tục và không có khoảng nghỉ. Trong khí đó trái ngược hẳn lại thì dàn nóng lại lúc hoạt động, lúc thì nghỉ và hầu như không phụ thuộc vào nhiệt độ có trong phòng. Vậy nên nguyên lí hoạt động của điều hòa xoay quanh bộ phần dàn lạnh này rất nhiều. Bộ phận này có khả năng hút và thổi liên tục để giúp không khí luân chuyển và phân tán đều hơn trong phòng, giúp cả căn phòng có cùng một mức nhiệt như nhau. Cùng với đó phía bên trong dàn lạnh có đặt một cảm biến nhiệt độ được nối trực tiếp với một board xử lý tín hiệu linh hoạt.

>> Xem thêm: Những nguyên lí thiết kế nội thất mà bạn nên biết

[external_link offset=1]

Những lưu ý khi lắp điều hòa không thể bỏ qua

Nhờ đó mà khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ trong phòng thì sẽ xảy ra hiện tượng truyền nhiệt từ ngoài vào trong làm cho nhiệt độ phòng tăng lên. Lúc này dàn nóng sẽ hoạt động thông qua tín hiệu từ bộ board xử lý nhằm thay đổi nhiệt độ trong phòng và tiếp tục làm lạnh. Nên vì vậy mà chúng ta nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức 25 đến 27 độ C là hợp lí nhất.

4 lưu ý khi lắp điều hòa cần ghi nhớ

Thật chất việc lắp đặt điều hòa ra sao hay như thế nào khi bạn có nhu cầu sử dụng chúng sẽ có một đội ngũ chuyên viên kĩ thuật thay bạn làm hết. Nhưng để tự có thể đánh giá cũng như xem xét rằng máy lạnh nhà mình đã được lắp chuẩn hay chưa thì bạn cần phải ghi nhớ những điều sau đây. Thông qua đó nếu như bạn chuẩn bị lắp đặt hay đã lắp có thể nhờ người điều chỉnh lại nếu như thấy chưa thật sự chuẩn.

Để sẵn lỗ chờ điều hòa

Nhiều người thường chỉ tính toán tới việc mua điều hòa sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện, hoặc phá đi, sửa lại để hoàn thiện chỗ lắp điều hòa. Đây là một sai lầm có thể mang tới nhiều rắc rối, làm lãng phí khi sử dụng điều hòa không đạt được hiệu quả cao nhất hoặc buộc phải tốn chi phí sửa nhà để có thể thuận tiện để có thể lắp máy lạnh đúng cách theo nhiều người mách bảo. Bên cạnh việc phải tính toán kỹ vị trí đặt hai dàn nóng – lạnh, khoảng cách để đi bảo ôn hoặc thoát nước nếu muốn chúng đi âm tường hoặc trên trần để đảm bảo mỹ quan thì việc để sẵn lỗ chờ cũng rất quan trọng.

Những lưu ý khi lắp điều hòa không thể bỏ qua

Vì các loại máy điều hòa khác nhau có công suất, hình thức, yêu cầu kỹ thuật về ống và đường dây khác nhau nên diện tích của lỗ chờ cũng vì thế mà thay đổi. Càng hiện đại, máy điều hòa càng cần được đảm bảo các quy tắc riêng một cách chuẩn mực và chính xác. Nếu để sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện, các công đoạn lắp máy sẽ vô cùng phức tạp và xảy ra nhiều sai sót. Vậy nên công đoạn này cần được hoàn thành trước khi trát nhà hoặc thi công trần nhà.

Xác định khoảng cách giữa điều hòa và trần nhà

Phần dàn lạnh của máy điều hòa sẽ là phần được lắp đặt bên trong nhà và trực tiếp điều chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu của người sử dụng mong muốn. Tuy nhiên lắp điều hòa cách trần nhà bao nhiêu lại là vấn đề mà ít người thường để ý đến. Vì cho rằng vấn đề này không ảnh hưởng đến công năng cũng như tác dụng của thiết bị điện tử này. Tuy nhiên nếu như không xác định khoảng cách này chuẩn thì trong quá trình sử dụng sẽ gây ra nhiều bất tiện.

Những lưu ý khi lắp điều hòa không thể bỏ qua

Chiều cao cục lạnh tối đa là 2.5 m so với sàn và phải cách trần ít nhất 50 mm, hơi lạnh có đặc điểm nặng, thường chìm xuống phía dưới, hơi nóng có xu hướng tích tụ phía bên trên. Nếu lắp cục lạnh cao quá, mùa đông, gió nóng tích tụ bên trên, máy hoạt động lâu nhưng vẫn không giảm lạnh, gây nhanh hỏng thiết bị và tiêu tốn rất nhiều điện năng. Với khoảng cách là ít nhất là 50mm giữa điều hòa và trần nhà là con số mà bạn cần phải ghi nhớ nếu không muốn dùng điều hòa mà cũng như không trong suốt những ngày oi bức này.

Vị trí lắp dàn lạnh và dàn nóng

Khi chọn vị trí để lắp dàn lạnh bạn cần phải tránh nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao như cửa ra, cửa sổ. Bởi luồng khí lạnh trực tiếp gặp khí nóng sẽ bị ngưng tụ, khiến máy đổ mồ hôi và nhỏ nước. Nếu lắp dàn lạnh ở vị trí gió nóng bị che khuất, khó có lối thoát ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến công suất hoạt động của cả dàn máy như vậy càng khiến điện năng bị tiêu thụ tăng lên rất nhiều và còn khiến tuổi thọ sử dụng giảm đi nhanh chóng. Vậy nên tốt nhất nên lắp dàn lạnh sao cho luồng gió thổi dọc theo căn phòng; không nên để hướng gió thổi ngang hoặc ở góc bởi vì như vậy khí lạnh trong phòng sẽ không đồng đều.

[external_link offset=2]

Những lưu ý khi lắp điều hòa không thể bỏ qua

Còn đối với dàn nóng là bộ phần được lắp đặt bên ngoài càng cần phải chú ý hơn. Nhất là khi bạn đang chuẩn bị lắp điều hòa cho nhà ống với những đặt điểm riêng biệt. Bởi nếu không tính toán khi xây nhà ống thì bạn rất dễ rơi vào trạng thái bị động trong việc lắp đặt, không có nhiều phương án thay thế phù hợp. Vì phải chịu những tác động trực tiếp từ thời tiết nên tốt nhất bạn nên chọn vị trí râm mát, không cùng hướng gió, cũng như không có vật cản phía trước. Nhưng không phải vì thế mà che đậy quá kín, sẽ khiến quá trình tản nhiệt không được thuận lợi và dễ gây hỏng bộ phận này. Đối với thiết kế nhà ống có phần tường ít che chắn thì bạn nên sử dụng tấm bạc chống nhiệt để che chắn hoặc làm khung cho cục nóng bằng vật liệu cách nhiệt.

Lắp đặt ống thoát nước

Trong quá trình hoạt động của máy điều hòa sẽ bao gồm cả hoạt động thải nước ra bên ngoài. Trung bình sẽ từ 6 -12 lít/ngày đêm và tùy thuộc từng dòng và công suất máy. Nhiều người thường không để tâm tới đường thoát nước của điều hòa, đây là một sai lầm nên tránh. Nước này là sản phẩm của quá trình ngưng tụ và hóa lỏng hơi nước trong quá trình làm lạnh khí từ dàn lạnh để điều chỉnh nhiệt độ. Vì vậy khi lắp đặt đường ống thoát nước cần phải lưu ý những điều sau.

Những lưu ý khi lắp điều hòa không thể bỏ qua

Đường ống tránh lắp đặt quá dài hoặc gấp khúc, phải có độ nghiêng đảm bảo nước có thể thoát ra nhanh nhất, không ứ đọng lại bên trong. Còn nếu như thiết kế đặt ống thoát nước bên trong tường cần bọc lớp bảo ôn bởi nước lạnh có thể gây ảnh hưởng tới kết cấu tường, dễ gây mốc hoặc nứt. Tuyệt đối không cắm đường nước thải xuống cống vì mùi hôi sẽ theo đường ống bay vào trong phòng sẽ gây ô nhiễm không khí.

Không quá khó khăn để bạn ghi nhớ những lưu ý khi lắp điều hòa trên đây và việc áp dụng chúng vào thực tế là rất tốt. Ngòai việc chọn được hãng điều hòa tốt thì quá trình lắp đặt của được chính xác hay không cũng sẽ quyết định đến công suất và hiệu quả của thiết bị rất nhiều. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ điều chỉnh kịp thời cho việc lắp đặt tại nhà cũng như văn phòng của mình. [external_footer]

Alternate Text Gọi ngay