Samsung Việt Nam: Cùng Việt Nam phát triển thịnh vượng
Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho. |
Hành trình 13 năm hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đến nay, Samsung đã trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại các quốc gia Đông Nam Á. Quy mô của Samsung Việt Nam hiện nay có thể hình dung thế nào, thưa ông?
Năm 2008, Samsung chính thức nhận giấy phép đầu tư và bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh. Đây là dự án đầu tiên trong đại kế hoạch đầu tư cho di động của Samsung tại Việt Nam, có vai trò quan trọng tạo tiền đề vững chắc cho sự mở rộng quy mô đầu tư của Samsung trong hành trình đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của tập đoàn.
[external_link_head]
Sau 13 năm, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV, hiện Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư đã tăng gấp 26 lần, lên tới 17,5 tỷ USD. Tính đến nay, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam bao gồm sáu nhà máy và một Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D), trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP. Hồ Chí Minh) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á, và SVMC là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển R&D mới đang được xây dựng tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022, đội ngũ kỹ sư làm việc tại đây sẽ được bổ sung lên tới 3.000 người. Chúng tôi sẽ nỗ lực để có những bước tiến mới, ngoài mảng điện thoại di động và mạng network có sẵn thì có thể mở rộng sang các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ cao như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vât…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam
TGVN. Chiều 11/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung … |
Và trong hành trình đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của tập đoàn, theo ông, đâu là dấu ấn cho thấy sự đồng hành của Samsung đối với nền kinh tế Việt Nam?
[external_link offset=1]
Như lời cam kết cùng Việt Nam phát triển đồng thịnh vượng, chặng đường 13 năm qua đã minh chứng sự lớn mạnh của Samsung luôn song hành cùng sự phát triển của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Samsung đạt khoảng 59 tỷ USD, đóng góp gần 23% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Samsung Việt Nam đã triển khai tích cực các quy định, biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ cũng như của Tập đoàn Samsung nhằm thực hiện hai mục tiêu kép, đảm bảo sự an toàn của nhà máy đồng thời nỗ lực duy trì sự ổn định sản xuất, giữ vững mục tiêu xuất khẩu đã đề ra.
Cùng với những đóng góp lớn về kinh tế, hiện Samsung Việt Nam đã tạo công ăn việc làm cho 130.000 người lao động với mức thu nhập ổn định và phúc lợi vượt trội. Năm 2020, Samsung đã nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ dành cho doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động.
Samsung Việt Nam. |
Là nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, Samsung đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam?
Không chỉ với Samsung, mà các nhà đầu tư FDI nói chung đều nhận thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam ổn định hơn so với các nơi khác. Chính phủ đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị tốt về hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực, rút gọn thủ tục hành chính, giảm thủ tục đầu tư kinh doanh để rút ngắn kế hoạch triển khai đầu tư của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, tôi tin rằng xu hướng của đầu tư vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do vị thế của Việt Nam được cải thiện trên trường quốc tế sau thành công trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 và các hiệp định thương mại được ký kết.
Tính đến khoảng tháng 7/2020, hệ thống nhà cung ứng của Samsung tại Việt Nam đã có hơn 200 doanh nghiệp, bao gồm cả cấp một và cấp hai. Nhận xét của ông về năng lực và triển vọng của các nhà cung ứng Việt Nam?
Khi bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam, tôi có dịp đi thăm các doanh nghiệp Việt tham gia chương trình tư vấn cải tiến của Samsung. Tại đây, tôi được gặp rất nhiều chủ doanh nghiệp có tư tưởng toàn cầu và đổi mới. Đây chính là những người nỗ lực đặt ra mục tiêu kinh doanh rõ ràng cho công ty cũng như tạo nên những quy trình đạt chuẩn toàn cầu. Tôi cho rằng, càng có nhiều chủ doanh nghiệp có tư tưởng đổi mới như vậy thì ngành công nghiệp phụ trợ và ngành sản xuất của Việt Nam sẽ tươi sáng hơn.
Chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị tốt về hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực, rút gọn các thủ tục hành chính, giảm các thủ tục đầu tư kinh doanh để rút ngắn kế hoạch triển khai đầu tư của các doanh nghiệp.
[external_link offset=2]
Ở trên, ông có nói đến Trung tâm R&D. Việc đầu tư 220 triệu USD cho trung tâm này chính là cột mốc quan trọng trong hành trình đầu tư tại Việt Nam?
Dự án Trung tâm R&D tại Hà Nội là dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả Việt Nam và Samsung. Việc xây dựng Trung tâm được đưa vào như một nội dung chính trong nhiều buổi làm việc giữa phía Việt Nam và ban lãnh đạo cấp cao của công ty mẹ Samsung tại Hàn Quốc.
Trung tâm này là tòa nhà đầu tiên được Samsung Điện tử xây dựng ở nước ngoài nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn. Và đây cũng là Trung tâm R&D được xây dựng với quy mô lớn nhất trong số các Trung tâm của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Với dự án này, Samsung mong muốn năng lực nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam sẽ được nâng tầm, không chỉ trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mà còn ở các lĩnh vực nghiên cứu đang là xu hướng của thế giới, tạo tiền đề để Việt Nam có thể đi trước đón đầu với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông có thể chia sẻ về kế hoạch sản xuất kinh doanh của Samsung tại thị trường Việt Nam?
Thời gian vừa qua, Samsung Việt Nam đã mở rộng đầu tư với tốc độ rất nhanh, nên trước mắt chúng tôi không có kế hoạch đầu tư mới với quy mô lớn mà sẽ tập trung vào ổn định vận hành nhà máy và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nếu như trước đây, chúng tôi tập trung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi đầu tư với việc thành lập Trung tâm R&D, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, tham gia các dự án cơ sở hạ tầng công cộng.
[external_footer]