“Sơ cứu” thiết bị điện tử dính nước
Máy tính hoàn toàn có thể bị ướt nếu thiếu cẩn trọng .
Chống thấm là một trong những xu hướng phát triển phổ biến cho thiết bị điện tử ngày nay. Nhưng nếu chiếc máy tính hay điện thoại của bạn chưa có tính năng này mà chẳng may lại rơi vào nước thì vài gợi ý dưới đây có lẽ sẽ giúp ích cho bạn.
Khi laptop “uống nước”
Thử tưởng tượng bạn đang thưởng thức tách cà phê ngon tuyệt bên chiếc laptop, nhưng thật không may bạn đã cho hai thứ “yêu nhau” mặc dù chúng không hề thích thú. Và bạn phải làm gì ngay lúc đó?
– Rút nguồn điện
Nếu bị đổ chất lỏng vào máy tính xách tay, ngay lập tức bạn phải ngắt nguồn điện. Đừng chần chừ đợi thoát hết các ứng dụng bạn đang sử dụng vì chất lỏng sẽ gây chập các mạch điện nếu như nguồn điện vẫn còn.
Nghiêng laptop cho chất lỏng chảy hết ra ngoài trước khi lau chùi chúng. Cẩn thận đừng để chất lỏng dính vào màn hình LCD của máy bởi nếu vậy sẽ mất thêm công đoạn vệ sinh màn hình.
– Tháo pin và các phụ kiện
Bạn đang đọc: “Sơ cứu” thiết bị điện tử dính nước
Tháo bàn phím và những thiết bị kèm theo
Sau khi tắt nguồn điện, bạn nhanh chóng tháo rời tất cả các bộ phận có thể như pin, ổ quang, ổ cứng… hay thiết bị ngoại vi đang nối với máy.
Sau khi tháo rời, các linh kiện nên được đặt riêng biệt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể dùng khăn mềm để lau khô mặt ngoài của các thiết bị này. Nếu dùng máy sấy để làm khô thiết bị thì nên dùng số nhẹ và khoảng cách hợp lý để tránh việc hơi nóng làm cong vênh thiết bị.
Màn LCD chỉ được phủ mặt bằng lớp nhựa tổng hợp, khác hoàn toàn với màn CRT. Khi màn hình bị dính nước, bạn cần có bộ vệ sinh chuyên dụng để làm khô LCD mà không gây trầy xước.
– Lau bàn phím
Nếu bàn phím là nơi bị đổ chất lỏng nhiều nhất thì bạn hãy tháo rời chúng ra để vệ sinh. Bên dưới mỗi phím là các mạch điện nên việc tháo lắp phải thận trọng. Nếu không biết cách làm thì bạn không nên mạo hiểm vì có thể làm đứt cáp hoặc gãy, nứt các khớp nối.
Nếu lượng chất lỏng đổ vào ít, chỉ vài giọt thì việc tháo bàn phím ra lau chùi là không cần thiết.
Xì khô bàn phím bằng thiết bị chuyên sử dụng .
Nghiên cứu thực tế cho thấy bàn phím là nơi rất bẩn, kẽ phím “cất giấu” rất nhiều vi trùng. Trước khi lau, bạn hãy nghiêng máy để nước có thể chảy hết ra ngoài. Sau đó dùng bộ dụng cụ xit sạch bụi bám ở các khe hốc nhỏ của bàn phím (bộ sản phẩm này được bán tại các cửa hàng bán máy tính). Sử dụng máy sấy chế độ mát cũng mang tới hiệu quả tương tự. Sau đó dùng giẻ mềm và khô để lau lại.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, bạn không nên lắp chúng lại ngay. Hãy để các thiết bị ở nơi khô thoáng tối thiếu 24 tiếng để đảm bảo không còn hơi nước còn đọng lại bên trong.
Khi điện thoại “tập bơi”
Sau máy tính là điện thoại, một trong hai vật bất ly thân của thời đại số ngày nay. Và hãy thử tưởng tượng, chiếc điện thoại của bạn không may bị “bay” vào một chiếc chậu chứa đầy nước.
Thường thì những thiết bị điện tử sau khi được “tắm mát” sẽ khó có “sức khỏe” như vốn có. Tuy nhiên, vẫn có thể tiếp tục sử dụng các thiết bị này nếu như bạn có những hành động đúng cách và kịp thời. Còn không, hãy nghĩ dần tới ngân sách dành cho việc mua sắm.
Phần lớn đồ điện tử lúc bấy giờ không hề chịu nước .
– Tháo pin, ngắt nguồn
Nếu điện thoại của bạn bị rơi xuống nước, hay nhanh chóng nhặt chúng ra, tháo pin và vẩy nước. Không cần tắt nguồn vì thời gian chờ đợi sẽ làm một số thiết bị khác bị ẩm theo. Không nên thử xem ngay lúc này máy còn chạy không vì bật máy sẽ làm tăng nguy cơ chập điện bên trong máy.
Với những chiếc điện thoại khó tháo lắp pin như iPhone thì cũng phải nhanh chóng tháo rời sim, tắt nguồn rồi tháo rời.
– Mở máy, lau khô
Với một số dòng diện thoại thông thường thì việc tháo vỏ máy rất đơn giản. Với sự hỗ trợ của một chút dùng chiếc tuốc-nơ-vít nhỏ là bạn có thể tháo rời từng phần của máy. Vệ sinh bên ngoài bằng khăn mềm, không chứa quá nhiều sợi bông.
Nếu như điện thoại của bạn bị rơi xuống biển hoặc bể bơi thì nguy cơ các mạch điện bị ăn mòn là rất cao do tác động của muối và clo có trong nước. Khi đó hãy dùng dung dịch tẩy rửa mạch điện hoặc cồn để lau chùi bên trong thiết bị. Giá một bộ dung dịch lau không quá cao khoảng khoảng 150 nghìn đồng. Bạn có thể tham khảo tại www.criticalcleaning.com
– Phơi khô
Tiếp theo, bạn hãy để chiếc điện thoại của mình ở chỗ thoáng trong vài giờ. Không nên để máy dưới ánh nắng trực tiếp vì chất lỏng có thể bị cô đặc lại dưới tác dụng nhiệt. Nên cẩn trọng khi dùng máy sấy trực tiếp vì công suất lớn có thể gây biến dạng thiết bị.
Cách làm bằng tay thủ công nhưng lại rất hiệu suất cao .
Có một cách làm vô cùng đơn giản nhưng mang đến cho bạn hiệu quả không ngờ. Vùi chiếc điện thoại của bạn vào trong chiếc bát đựng đầy gạo sống, rồi đậy kín miệng lại. Gạo giúp quá trình bay hơi từ từ, hút hơi ẩm còn sót lại trong điện thoại.
Quá trình này có thể kéo dài tới vài ngày để thiết bị được khô hoàn toàn, bạn có thể bỏ điện thoại ra khỏi bát gạo, dùng thiết bị xì khô thổi hết các bụi cám của gạo bám vào thiết bị. Lắp trở lại các thiết bị vào đúng vị trí là bạn có thể sử dụng chiếc điện thoại bình thường.
Máy ảnh ngâm nước
Máy ảnh có lẽ là “anh chàng” nhạy cảm nhất với nước. Độ ẩm cao có thể làm mờ ống kính hay cảm biến ảnh, dần dần làm hỏng thiết bị.
Khi đó, máy vẫn có thể bật lên nhưng sẽ hoạt động chập chờn hoặc báo lỗi. Bạn có thể sấy khô chúng bằng máy sấy nấc nhẹ hoặc đặt lên tivi CRT đang mở để tận dụng hơi nóng thoát ra làm khô thiết bị. Nếu vẫn không được thì bạn nên mang đến các cửa hàng sửa chữa để được kiểm tra chính xác.
Máy ảnh du lịch có khuynh hướng chống nước .
Tệ hại hơn là máy ảnh của bạn bị ngâm nước. Việc đầu tiên cần làm là tháo pin rồi sấy khô máy. Sau đó nên giữ nguyên trạng máy ảnh, mang đến cửa hàng sửa chữa để kiểm tra nếu bạn là người không thành thạo về đồ số.
Máy ảnh cũng như laptop, chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện là khá lớn. Với máy du lịch thì tất cả tích hợp trong mainboard, chi phí thay main có thể chiếm 40 – 50% giá trị máy. Còn dòng máy cao cấp thì tùy thuộc vào từng linh kiện thay thế, có linh kiện tương đương 25 – 30% máy. Đôi khi mất tiền mà máy còn không được đồng bộ sẽ làm giảm hứng thú cho người sử dụng.
Tuy nhiên không phải bất cứ thiết bị điện tử nào nào rơi vào nước rồi cũng hoạt động bình thường trở lại. Tất cả tùy thuộc vào sự may mắn và thao tác kịp thời của bạn. Nếu không thể làm tại nhà, bạn hay mang chúng đến các cửa hàng của hãng hoặc trung tâm bảo hành để được hỗ trợ kịp thời.
Source: https://baoduongdieuhoa24h.com
Category: Điện Tử