Tự vệ sinh điều hòa tại nhà sạch hơn thợ – Điện Máy Akira

Thường xuyên vệ sinh giúp điều hòa làm lạnh hiệu quả hơn, tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ cho máy. Thế nhưng, chi phí làm sạch điều hòa thường dao động 150.000 – 250.000 đồng khiến bạn ngần ngại. Để tiết kiệm chi tiêu, cùng theo dõi hướng dẫn tự vệ sinh điều hòa tại nhà đến từ Điện Máy Akira nhé !

Khi nào cần vệ sinh điều hòa

Dấu hiệu báo bạn cần phải vệ sinh điều hòa ngay đó là hơi lạnh tỏa ra yếu, công suất lạnh giảm. Rất nhiều gia đình xài cả năm trời mà chưa vệ sinh hay bảo dưỡng. Hậu quả cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém, hư hỏng nặng. Hoặc cục lạnh trong nhà không trao đổi nhiệt được dẫn tới nhiệt độ quá lạnh, ngưng tụ nước và chảy ra ngoài máng hứng nước của máy.

[external_link_head]

Lời khuyên dành cho bạn

Đối với gia đình: Cần vệ sinh máy 3-4 tháng/ lần (phòng ngủ), 2-3 tháng/ lần (phòng khách, văn phòng làm việc).

Tự vệ sinh điều hòa tại nhà sạch hơn thợ - Điện Máy Akira

[external_link offset=1]

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Dụng cụ cần dùng để vệ sinh điều hòa máy bơm nước áp suất cao để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh hiệu quả. Nếu không có, bạn có thể sử dụng bình xịt kính, bình tưới cây.
  • Bạn cần chuẩn bị thêm 1 túi nilon lớn hoặc áo mưa giấy chế thành túi lớn để chứa đựng nước bẩn trong quá trình xịt rửa dàn lạnh.
  • Tuốc-nơ-vít dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
  • Nguồn nước sạch để xịt rửa, không cần pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.
  • Giẻ sạch hoặc túi nilon dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.
  • Nước rửa chén hoặc chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.

Tự vệ sinh điều hòa tại nhà sạch hơn thợ - Điện Máy Akira

Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh

Đầu tiên, bạn nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra. Tiếp tới, dùng bọt biển nhỏ, thấm một chút nước rửa bát rồi lau rửa nhẹ nhàng.

Khi rửa, bạn lưu ý không ấn tay quá mạnh làm nứt vỡ mặt nạ. Tiếp theo, bạn lau khô phần mặt nạ, không phơi dưới ánh nắng mặt trời rồi lắp vào máy. Có nhiều máy phần mặt nạ này tháo rời được nên bạn có thể tháo theo nấc lẫy bên cạnh thân máy để vệ sinh dễ dàng hơn.

Tự vệ sinh điều hòa tại nhà sạch hơn thợ - Điện Máy Akira

Cọ rửa lưới lọc không khí trong dàn lạnh

Cách làm: Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra. Sau đó, bạn phun nước để rửa sạch lưới lọc. Vì lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy vì sẽ làm nó bị biến dạng. Cuối cùng, bạn để lưới khô hẳn rồi lắp trở lại máy. Khi phun nước rửa nhớ phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc. Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần.

Cách xịt rửa dàn lạnh

Trước hết, bạn dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào và treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.

Tiếp đó, bạn dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh một cách từ từ. Lưu ý: Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.

Công việc này cần sự khéo léo nhất định nên bạn cần cẩn thận khi thao tác để không làm hỏng thiết bị. Lưu ý nên ngắt điện trước khi làm đến khâu này để đảm bảo an toàn.

Vệ sinh lau rửa dàn nóng (cây ngoài trời)

Bạn tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện để tránh bị điện giật, hỏng máy. Tiếp theo, bạn dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt thẳng vào khe giữa các lá kim loại.

[external_link offset=2]

Tự vệ sinh điều hòa tại nhà sạch hơn thợ - Điện Máy Akira

Trong quá trình xịt rửa, cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp biến dạng. Nếu bạn lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại thì dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.

Gắn lại mặt trước điều hòa

Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa bạn hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Để khoảng 30 phút cho thiết bị khô. Bật máy lạnh và kiểm tra lại điều hòa nhiệt độ có hoạt động tốt không.

Hãy lưu lại mẹo tự vệ sinh điều hòa tại nhà trên để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng điều hòa cho gia đình bạn nhé. Chúc quý khách sử dụng điều hòa an toàn hiệu quả tại nhà.[external_footer]

Alternate Text Gọi ngay