Về câu chuyện Samsung rút khỏi Việt Nam sau vụ 20 hành khách Hàn Quốc bị cách ly
Trước làn sóng phản đối, đòi Samsung rút khỏi Việt Nam của nhiều cư dân mạng Hàn Quốc, tập đoàn Samsung đã có lời tuyên bố chính thức cho kế hoạch hoạt động và phát triển tại Việt Nam vào sáng ngày 2/3.
Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là dây chuyền sản xuất của Apple vốn phần lớn đặt tại Trung Quốc. Trong khi Samsung lại được cho là công ty hưởng lợi lớn nhất nhờ đặt cược số tiền đầu tư vô cùng lớn sau hàng thập kỷ vào dây chuyền sản xuất smartphone đặt tại Việt Nam.
[external_link_head]
Sau vụ việc 20 hành khách Hàn Quốc đến từ tâm dịch Daegu bị buộc phải cách ly tại Đà Nẵng. Nhóm hành khách này đã lên tiếng chê bai, kêu gọi “giải cứu” khiến cho hàng loạt người Hàn có động thái đòi “trừng phạt” Việt Nam bằng cách kêu gọi Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc rút khỏi Việt amNam.
Đáp lại lời kêu gọi này, ngày 2.3, Samsung chính thức công bố về việc bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại khu đô thị Tây Hồ Tây, thủ đô Hà Nội.
[external_link offset=1]
Tuy buổi lễ động thổ dự kiến được diễn ra vào ngày 29/2 đã bị hủy vì sự bùng phát của Covid-19, dẫn đến lệnh hạn chế đi lại đối với người Hàn Quốc. Nhưng buổi khởi công xây dựng trung tâm vẫn được diễn ra.
Việc xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới đã được triển khai nhanh chóng sau hai cuộc họp quan trọng giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong vào năm 2018 tại Hà Nội và năm 2019 tại Seoul.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới của Samsung Việt Nam có quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD với tổng diện tích xây dựng là 11,603m2 và diện tích sàn là 79,511m2. Tòa nhà được thiết kế với 16 tầng nổi, 3 tầng hầm và dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022.
Ngoài cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ các nghiên cứu trong lĩnh vực di động và hệ thống mạng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới của Samsung Việt Nam còn mang đến một môi trường làm việc sáng tạo và thân thiện với các tiện ích như phòng tập thể thao, phòng sinh hoạt câu lạc bộ, nhà ăn nội bộ và sân vườn trên cao…
Dự kiến khi đi vào hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới của Samsung Việt Nam sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2.200 người lên 3.000 người.
Trung tâm này là tòa nhà đầu tiên được Samsung Điện tử xây dựng ở nước ngoài nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn. Và đây cũng là Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển được xây dựng với quy mô lớn nhất trong số các Trung tâm của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Thông qua việc xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hiện đại, Samsung mong muốn năng lực nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam sẽ được nâng tầm, không chỉ trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mà còn ở các lĩnh vực nghiên cứu đang là xu hướng của thế giới như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), mạng 5G… tạo tiền đề để Việt Nam có thể đi trước đón đầu với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
[external_link offset=2]
Hiện tại, tổng số vốn đầu tư của tập đoàn Samsung tại Việt Nam là hơn 17 tỷ USD, trong đó Samsung Điện tử chiếm 9,5 tỷ USD với sự hiện diện đầu tiên là nhà máy sản xuất điện thoại tại tỉnh Bắc Ninh vào năm 2008, tiếp theo đó là nhà máy sản xuất điện thoại thứ hai tại tỉnh Thái Nguyên; khu tổ hợp sản xuất hàng gia dụng và tivi tại Tp. HCM và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại nội thành Hà Nội.
Trước đó, Samsung đã lên kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không các linh kiện điện tử cho điện thoại Galaxy từ Trung Quốc đến Việt Nam sau khi Trung Quốc tuyên bố đóng cửa khẩu để ngăn chặn sự lây lan của virus. 3 cửa khẩu lớn sau đó đã được mở lại từ ngày 8/2, trong khi các cửa khẩu khác sẽ vẫn đóng cửa cho đến cuối tháng 2. Các lô hàng của Samsung qua biên giới đã thông trở lại, một nguồn tin tại Samsung Việt Nam nói với Nikkei hôm thứ ba.
Việt Nam cho biết hôm 28/2 sẽ đình chỉ du lịch miễn thị thực cho người Hàn Quốc bắt đầu vào ngày 29/2, trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của Covid-19.
Bảo Trâm [external_footer]