QUY TRÌNH VỆ SINH MÁY LẠNH TỦ ĐỨNG

VÌ SAO CẦN PHẢI VỆ SINH, BẢO DƯỠNG MÁY LẠNH?

  • Dàn lạnh (dàn bay hơi) dơ sẽ:
  • Máy hoạt động kém lạnh
  • Hoạt động ồn hơn do quạt bám nhiều bụi, bẩn
  • Gây ra đọng sương trên bề mặt máy, nhỏ nước làm dơ nhà cửa, văn phòng, mất thẩm mỹ…
  • Dàn nóng (dàn ngưng tụ) dơ sẽ:
  • Trao đổi nhiệt kém, hiệu suất ngưng tụ giảm.
  • Áp suất ngưng tụ cao dẫn đến máy chạy quá tải
  • Tiêu hao điện nhiều hơn, hóa đơn tiền điện cuối tháng của bạn sẽ cao hơn.
  • Tuổi thọ của máy giảm, các thiết bị dễ hư hỏng.
  • Có thể dẫn đến hư MÁY NÉN.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CẦN NHỮNG GÌ?

Để vệ sinh máy lạnh tủ đứng ta cần chuẩn bị các dụng cụ, đồ nghề sau:

[external_link_head]

  • Máy bơm nước ( kèm theo dây điện nguồn, xô đựng nước).
  • Dụng cụ đồ nghề: tuavit, kiềm, mỏ lếch…
  • Dụng cụ đo kiểm: đồng hồ gas, ampe kiềm.
  • Khăn mịn, vải lau, chổi lau nhà.
  • Bình gas R22 (Hoặc loại gas khác tùy theo máy lạnh sử dụng loại gas nào)

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

  1. ĐỐI VỚI DÀN LẠNH



QUY TRÌNH THỰC HIỆN

  1. ĐỐI VỚI DÀN NÓNG



THAO TÁC THỰC HIỆN

  1. ĐỐI VỚI DÀN LẠNH

Tháo từng chi tiết theo trình tự và phải thật kỹ lưỡng, cẩn thận

Bước 1: Trước tiên tháo mặt nạ gió hồi bên dưới máy và lưới lọc., tháo nắp mặt nạ bên trên thân máy.

Bước 2: Tháo mặt nạ bảo vệ quạt dàn lạnh.

Bước 3: Che chắn giẻ lau xung quanh bên dưới máy.

Bước 4: Tiến hành xịt rửa dàn lạnh, xịt vòi nước vào lổ thoát nước ngưng để tống

[external_link offset=1]

các chất cặn, bẩn ( sương sáo) bám trong đường ống lâu ngày. Xịt rửa lưới lọc, mặt nạ,..

Bước 5: Lau khô các tấm mặt nạ rồi lắp đặt lại theo trình tự.

Bước 6: Vệ sinh khu vực bên dưới sàn nhà, trả các đồ vật trở về vị trí cũ.

THAO TÁC THỰC HIỆN

  1. ĐỐI VỚI DÀN NÓNG

 Tháo từng chi tiết theo trình tự và phải thật kỹ lưỡng, cẩn thận

Bước 1: Tháo các tấm mặt nạ dàn nóng.

Bước 2: Xịt rửa dàn ngưng tụ, quạt dàn nóng, mặt nạ, tống các bụi bẩn bên dưới

máy ra bên ngoài.

Bước 3: Xịt rửa khu vực bên ngoài dàn nóng.

Bước 4: Lắp đặt các chi tiết tháo ra theo trình tự.

Bước 5: Vệ sinh khu vực.

KIỂM TRA MÁY: ĐO KIỂM CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Sau khi đã vệ sinh xong máy lạnh, ta cho máy hoạt động trở lại để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy. Đo kiểm các thông số như sau:

  • Dòng điện làm việc của máy:…….(Ampe)
  • Áp suất hút của máy nén: …….(PSI)
  • Nhiệt độ gió cấp.….(oC), nhiệt độ gió hồi…..(oC).

(Xem bảng Check list)

   Chú ý!

  • Trước khi vệ sinh máy phải kiểm tra máy, xem máy đang chạy lạnh bình thường

    hay có hư hỏng gì không? Cúp CB nguồn trước khi tiến hành thao tác tháo máy.
  • Dùng khăn sạch che chắn bo mạch, tránh nước rơi vào ướt bo mạch.
  • Xịt vòi nước xuôi thẳng theo chiều cánh tản nhiệt, tránh làm biến dạng cánh tảnnhiệt.( cánh tản nhiệt bị biến dạng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trao đổi nhiệt làm chomáy lạnh yếu).
  • Kiểm tra tình trạng bo mạch xem có bị ẩm ướt hay không trước khi lắp mặt nạ vào.
  • Khi tháo các tấm mặt nạ máy ra phải lưu trử ốc, vít cẩn thận để khi lắp vào không

    bị thiếu vít.

Tháo mặt nạ, lưới lọc chuẩn bị vệ sinh

Lưới lọc dơ

[external_link offset=2]

Xịt rửa lưới lọc, mặt nạ máy

Xịt rửa dàn lạnh

Dàn lạnh trước khi vệ sinh

Dàn lạnh sau khi vệ sinh

Vận hành sau khi vệ sinh

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Qúi khách hàng đã dành cho Công ty chúng tôi.

Kính chúc Qúi công ty ngày càng thành công và phát triển.

CÔNG TY TNHH TM DV SX XNK CG

PHÒNG DỊCH VỤ – KỸ THUẬT

Liên hệ: 0969756783

Email: [email protected]