Bơm insulin tự động


Liệu pháp bơm Insulin là gì?

Bơm Insulin là liệu pháp điều trị insulin tiên tiến nhất hiện nay, mô phỏng gần nhất chức năng của tuyến tụy bình thường, đã và đang giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân Đái tháo đường trên khắp thế giới. Bơm Insulin có kích thước nhỏ như một chiếc điện thoại di động phổ thông; có thể kẹp vào thắt lưng, cất vào túi quần hoặc giấu một cách kín đáo trong quần áo. Bơm Insulin vận chuyển liều insulin tác dụng nhanh một cách chính xác để kết hợp chặt chẽ với nhu cầu cơ thể bạn:

  • Liều nền: Một lượng nhỏ insulin được vận chuyển liên tục (24/7) cho các chức năng bình thường của cơ thể (không bao gồm thức ăn). Liều nền sẽ được lập trình theo chỉ định từ bác sỹ của bạn.
  • Liều bolus: Lượng insulin bổ sung mà bạn có thể điều chỉnh “theo yêu cầu” để phù hợp với lượng thực phẩm bạn chuẩn bị ăn hoặc để hiệu chỉnh khi đường máu cao. Bơm insulin có chức năng tính liều bolus giúp bạn xác định lượng bolus cần thiết dựa trên những cài đặt được chỉ định từ bác sỹ của bạn.Xem he
Bơm insulin tự động


Bơm insulin tự động

Bơm Insulin được đưa vào cơ thể bằng cách nào?

 

1. Bơm insulin tự động

———————————————————————————————-

[external_link_head]

2. Ống mềm vận chuyển insulin từ nguồn cấp của bơm (reservoir) đến bộ dây truyền (infusion set)

———————————————————————————————-

3. Một ống rất nhỏ (gọi là canuyn) được cấy dưới da của bạn đưa insulin vào bên trong cơ thể

———————————————————————————————-

4.  Bơm Insulin vào trong máu


Cấu tạo bơm insulin gồm những gì?

 

1. Bơm Insulin

Là 1 thiết bị nhỏ và lâu bền bao gồm:

       •  Các nút bấm để cài đặt liều insulin của bạn

       •  Màn hình LCD để hiển thị những gì bạn cài đặt

       •  Khoang chứa pin để đặt 1 pin kiềm AAA

       •  Khoang chứa nguồn cấp insulin

[external_link offset=1]

2. Nguồn cấp insulin (Reservoir)

Một ống xylanh nhựa chứa insulin được khóa trong bơm. Nó đi kèm với một cổng bảo vệ kim vận chuyển (là miếng màu xanh ở trên đầu, sẽ được lấy ra trước khi khóa nguồn cấp insulin vào bơm) để hỗ trợ việc đưa insulin vào nguồn cấp. Một nguồn cấp có thể chứa tới 300 đơn vị insulin và được thay sau 3-5 ngày.

3. Bộ dây truyền (Infusion set)

Một bộ dây truyền bao gồm một ống dẫn mỏng nối từ reservoir đến canuyn để truyền insulin vào cơ thể. Canuyn được cấy dưới da nhờ 1 kim dẫn nhỏ (kim được rút ra ngay sau khi cấy). Có thể hiểu: canuyn đặt trong cơ thể tương tự như nơi bạn tiêm insulin vào. Bộ dây truyền nên được thay sau 3-5 ngày.

4. Thiết bị gắn bộ dây truyền

Bộ dây truyền được gắn vào cơ thể nhờ 1 thiết bị gắn. Chỉ cần bấm nút, thiết bị này sẽ tạo ra một lực đẩy để cấy canuyn vào cơ thể trong vài giây; bộ dây truyền được gắn một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy.

Bơm insulin tự động
 


Bơm insulin tự động

Lợi ích của liệu pháp bơm Insulin

 

Linh hoạt hơn

Bơm Insulin tự động chỉ sử dụng loại insulin tác dụng nhanh, do đó, bạn không cần tuân theo 1 lịch trình nghiêm ngặt về ăn uống, hoạt động và tiêm như trước đây nữa. Bạn có thể ăn ngay khi đói, hoãn một bữa ăn nếu muốn, hoặc thậm chí có thể thoải mái lựa chọn loại thực phẩm mình thích. Khi có những hoạt động làm giảm đường huyết như: đạp xe, vui chơi với trẻ hoặc làm vườn…, bạn có thể giảm liều nền để đường huyết không bị xuống quá thấp. Khi bị ốm hoặc nhiễm trùng khiến đường huyết có xu hướng tăng, bạn có thể tăng liều nền để chỉ số này không bị tăng lên quá cao. Bạn cũng có thể thay đổi liều bolus cho bữa ăn dựa trên các loại thực phẩm mà mình đã lựa chọn.

Tiêm ít hơn

Với nhiều mũi tiêm hàng ngày, bạn có thể phải tiêm ít nhất 120 lần mỗi tháng. Với liệu pháp bơm insulin, bạn chỉ cần thay bộ dây truyền khoảng 6 lần mỗi tháng.

Kiểm soát chặt chẽ hơn, ít biến chứng lâu dài

Nhờ sự vận chuyển insulin một cách nghiêm ngặt, bạn có thể kiểm soát bệnh một cách chặt chẽ hơn. Với việc sử dụng bơm Insulin đúng cách, bạn có thể có trên 4 lần đạt được mục tiêu A1C của mình và có khả năng làm giảm 84% cơn hạ đường huyết. Từ việc kiểm soát tốt hơn thông qua liệu pháp bơm Insulin, bạn có thể làm giảm các biến chứng lâu dài của bệnh như: mắt, tim, thận và tổn thương thần kinh. 1,2,3

[external_link offset=2]

Khả năng dự báo tốt hơn

Liệu pháp bơm Insulin cung cấp khả năng dự báo tốt hơn phương thức hoạt động của insulin trong cơ thể. Trước đây, loại insulin tác dụng kéo dài “tích tụ” dưới da, dẫn đến tỷ lệ hấp thu không đồng đều khiến việc tăng hoặc hạ đường huyết trở nên khó lường. Bơm Insulin chỉ sử dụng loại insulin tác động nhanh, với khả năng hấp thụ tốt hơn dẫn đến lượng insulin cần cung cấp ít hơn so với trước và gần như chính xác liều insulin mà cơ thể cần. 


Liệu pháp bơm Insulin có phù hợp với bạn?

 

Nếu bạn hoặc người thân bị Đái tháo đường và phải sử dụng liệu pháp bơm Insulin (Đái tháo đường type 1, type 2, tiềm ẩn tự miễn ở người lớn), bơm Insulin có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Những lợi ích mà bạn có thể được hưởng từ 1 bơm insulin: 

  • ng sự linh hoạt trong việc lựa chọn thực phẩm, thời gian biểu ăn uống và hoạt động
  • Giảm số lượng tiêm
  • Cải thiện A1C mà không làm tăng nguy cơ hạ đường huyết
  • Giảm số cơn hạ đường huyết 
  • Kiểm soát bệnh chặt chẽ trước và trong khi mang thai
  • Ngăn ngừa hiện tượng lúc bình minh (đường huyết cao vào lúc sáng sớm)
  • Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa (chứng liệt nhẹ dạ dày)
Bơm insulin tự động

Bạn vẫn còn những thắc mắc?

Hãy liên hệ với ViAnPharma JSC., để được hỗ trợ và giải đáp:

Chuyên viên tư vấn: DS. Chu Hoàng Anh

Điện thoại: 0969756783

Email: [email protected]

Tài liệu tham khảo:

1. Doyle EA, Weinzimer SA, Steffen AT, Ahern JAH, Vincent M, Tamborlane WV. A randomized prospective trial comparing the efficacy of insulin pump therapy with multiple daily injections using insulin glargine. Diabetes Care. 2004;27(7):1554-1558.

2. Bode BW, Steed RD, Davidson PC. Reduction in severe hypoglycemia with long-term continuous subcutaneous insulin infusion in type 1 diabetes. Diabetes Care.1996;19(4):324-327.

3. The Diabetes Control and Complications Trial Research Group. The effect of intensive treatment of diabetes on the development and progression of long-term complications in insulin-dependent diabetes mellitus. N Engl J Med. 1993;329(14):977-986.

4. Lauritzen T, Pramming S, Deckert T, Binder C. Pharmacokinetics of continuous subcutaneous insulin infusion. Diabetologia. 1983;24(5):326-329.

5. American Association of Clinical Endocrinologists medical guidelines for clinical practice for the management of diabetes mellitus. AACE Diabetes Mellitus Clinical Practice Guidelines Task Force. Endocr Pract. 2007;13(suppl 1):1-68.


[external_footer]

Alternate Text Gọi ngay