Giặt tay nên dùng bột giặt hay nước giặt?
Khái niệm về bột giặt và nước giặt
Bột giặt là sản phẩm dùng để giặt tẩy quần áo. Bột giặt thường được sản xuất dưới dạng bột xốp, màu trắng, mùi thơm và có khả năng tạo bọt khi hòa tan trong nước. Trong bột giặt có chứa rất nhiều hạt tẩy linh hoạt, dưới dạng hạt nhỏ li ti nhiều màu sắc. Các hạt tẩy này có khả năng đánh bật các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, nấm mốc… đồng thời giúp tạo mùi thơm trên quần áo.
Nước giặt là chất tẩy rửa, làm sạch quần áo được sản xuất dưới dạng nước hoặc dạng gel đặc. Nước giặt có mùi thơm dễ chịu, có độ tẩy rửa tốt và thường có nhiều màu sắc bắt mắt: màu xanh, trắng, hồng…
Bạn đang đọc: Giặt tay nên dùng bột giặt hay nước giặt?
Ưu và nhược điểm của bột giặt khi giặt tay
Ưu điểm:
-
Khả năng giặt tẩy, tạo bọt: Bột giặt có khả năng tạo bọt nhiều và chứa chất làm sạch mạnh nên dễ dàng đánh bay vết bẩn quần áo.
-
Tiết kiệm chi phí: Bột giặt với giá thành rẻ, do nhiều bọt và độ giặt tẩy mạnh nên số lượng quần áo giặt được sẽ nhiều hơn so với nước giặt.
Nhược điểm:
-
Mức độ tiết kiệm nước và thời gian: Bột giặt phải hòa tan trước với nước và chứa nhiều bọt nên phải xả nhiều lần. Dùng bột giặt phải xả từ 2 đến 3 lần mới sạch bọt và do đó cũng tốn nhiều nước và thời gian hơn.
-
Độ hòa tan: Bột giặt thường khó hòa tan hơn nước giặt. Nếu không hòa tan kĩ, cặn bột giặt sẽ dễ sót lại cặn dính trên vải vóc, quần áo.
-
Độ an toàn với da tay: Do chứa chất tẩy mạnh nên bột giặt dễ làm lão hóa da tay nhanh hơn, do đó khi giặt tay phải dùng bao tay khi sử dụng bột giặt.
-
Mức độ giữ màu quần áo: Do bột giặt có độ giặt tẩy mạnh nên dễ làm phai màu quần áo sau một thời gian giặt.
Ưu và nhược điểm của nước giặt khi giặt tay
Ưu điểm:
-
Mức độ tiết kiệm nước và thời gian: Nước giặt thường ít bọt và chỉ cần giặt xả từ 1 đến 2 lần giúp tiết kiệm nước và thời gian hiệu quả.
-
Độ hòa tan: Nước giặt có khả năng hòa tan tốt ngay cả khi giặt máy và giặt tay. Bạn có thể đổ trực tiếp lên quần áo mà không cần hòa tan trước với nước và cũng không để lại cặn trên quần áo khi giặt.
-
Độ an toàn với da tay: Do nước giặt có độ tẩy rửa nhẹ, nên an toàn với da tay nên bạn không cần dùng bao tay khi sử dụng nước giặt. Một số loại nước giặt hữu cơ còn giúp nuôi dưỡng da tay.
-
Mức độ giữ màu quần áo: Nước giặt giúp giữ màu quần áo lâu hơn do độ giặt tẩy nhẹ.
Nhược điểm:
Xem thêm: Trung Tâm Bảo Hành Panasonic Tại CẦN THƠ
-
Ít bọt: Nước giặt tạo bọt ít nên nhiều chị em e ngại khả năng làm sạch của chúng. Nhưng thực tế, nước giặt có công thức riêng vẫn đảm quả làm sạch vết bẩn cùng thành phần ít bọt sẽ không gây hư hỏng làm hại chất vải.
-
Chi phí cao hơn: Nước giặt với giá thành cao, khả năng giặt tẩy nhẹ và tạo bọt ít nên số lượng quần áo giặt sẽ không được nhiều, từ đó tốn kém chi phí nhiều hơn so với bột giặt.
Nhìn chung, việc lựa chọn nước giặt hay bột giặt tùy thuộc vào vật liệu vải, mức độ bám vết bẩn trên quần áo cũng như việc nhà bạn giặt máy hay giặt tay …
Giặt tay nên dùng bột giặt hay nước giặt?
Tùy vào mục tiêu sử dụng và độ bẩn của quần áo mà bạn hoàn toàn có thể xem xét sử dụng bột giặt hay nước giặt như thế nào theo gợi ý dưới đây :
-
Giặt tay bằng bột giặt khi: Quần áo dính nhiều vết bẩn cứng đầu và cần độ giặt tẩy mạnh và bạn muốn tiết kiệm chi phí.
-
Giặt tay bằng nước giặt khi: Quần áo có độ bám bẩn ít, bạn muốn tiết kiệm thời gian, giữ màu quần áo và bảo vệ da tay, tránh gây kích ứng da của trẻ nhỏ…
Tuy nhiên, bạn cũng hoàn toàn có thể phối hợp giữa nước giặt và bột giặt để đạt hiệu suất cao giặt giũ cao nhất .
Cách giặt tay bằng nước giặt
Cleanipedia xin san sẻ đến bạn cách giặt tay bằng nước giặt để đạt hiệu suất cao giặt tẩy và làm sạch không thua gì bột giặt .
-
Bước 1: Phân loại quần áo tối màu và sáng màu, nên giặt riêng quần áo trắng với quần áo màu nhằm hạn chế việc lem màu sang quần áo trắng hoặc sáng màu.
-
Bước 2: Để tăng hiệu quả giặt sạch vết bẩn, bạn nên hòa tan nước giặt vào nước, sau đó ngâm quần áo từ 10 đến 30 phút rồi bắt đầu giặt tay. Đối với vết bẩn cứng đầu, bạn cho trực tiếp nước giặt lên vết bẩn và bắt đầu ngâm như bình thường.
-
Bước 3: Bạn dùng tay vò nhẹ quần áo để tẩy sạch bụi bẩn. Đối với các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể vò kĩ hơn hoặc dùng bàn chải mềm chà nhẹ để tăng độ ma sát và đánh bay vết bẩn trên quần áo.
-
Bước 4: Xả quần áo qua nước sạch từ 1 đến 2 lần để loại bỏ bọt xà phòng và bạn có thể sử dụng nước xả vải, để tăng thêm hương thơm và giúp giữ độ bền màu, chất liệu quần áo lâu hơn.
-
Bước 5: Phơi khô quần áo ở nơi có bóng râm và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn khi nào nên giặt tay bằng nước giặt hay bột giặt. Để tìm hiểu thêm những mẹo giặt giũ hay ho, bạn hãy thường xuyên truy cập Cleanipedia nhé.
>> > Xem thêm :Tác giả : Team CleanipediaBản quyền thuộc về : Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tìm hiểu thêm .
Source: https://baoduongdieuhoa24h.com
Category: Máy Giặt