Dùng bếp từ vào mùa hè cần chú ý yếu tố này!
Dùng bếp từ vào mùa hè cần chú ý yếu tố này!
Dùng bếp từ vào mùa hè cần điện áp ổn định, nếu sụt điện áp hoặc không ổn định có thể dẫn đến tình trạng hỏng, cháy, giảm tuổi thọ.
Dùng bếp từ cân nhắc điện áp mùa hè
Bà Nguyễn Thị Lộc (Lê Lợi, Vinh, Nghệ An) dùng bếp từ thay thế bếp gas đã mấy tháng nay. Vào mùa đông, bà dùng bếp rất ổn định, nấu ăn nhanh và sạch sẽ. Nhưng mùa hè này, bếp bà thường xuyên bị trục trặc, có nhiều ngày không thể lên điện để nấu. Tưởng bếp bị hỏng, bà gọi thợ vào sửa thì mới hay do điện áp yếu, không đảm bảo giải tần nên bếp không hoạt động. Vậy mà trước đó, bà nghĩ bếp bị chập nên bật lên tắt đi đến chục lần, bấm đủ các phím vẫn không hiệu quả.
Xem thêm >>> Hướng dẫn sử dụng bếp từ chuẩn tiết kiện điện
Theo chị Nguyễn Thu Trang, Công ty cổ phần bếp Thái Sơn, bếp từ là thiết bị điện cần đáp ứng được điện áp đầu vào phù hợp mới có thể hoạt động và hoạt động một cách ổn định. Nhất là bếp lại hoạt động trên cơ chế điều khiển bằng bảng mạch, nên nếu điện áp đầu vào không đảm bảo có thể dẫn đến tình trạng báo lỗi. Tuy nhiên nhiều người mua bếp từ không chú ý đến nguồn điện của khu vực mình sống dẫn đến tình trạng bếp không hoạt động.
[external_link offset=1]
Cụ thể, các bếp từ có xuất xứ Châu Âu thường có điện áp từ 0969756783V, bếp từ xuất xứ Nhật Bản từ 200-210V, bếp Việt Nam thường có điện áp 200-230V. Nhưng vào mùa hè, do nhiều gia đình cùng dùng các thiết bị điện cùng lúc nên điện áp bị giảm xuống, thậm chí có nơi chỉ còn 190V. Với mức này, thiết bị không hoạt động và bật đèn báo lỗi hoặc nhấp nháy. Nếu cố sử dụng bằng cách bật lên nhiều lần sẽ khiến bảng mạch bị chập, tuổi thọ bếp giảm hoặc bị cháy.
Cách khắc phục khi điện yếu
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Văn Doanh, nguyên trưởng Khoa Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội phân tích, khi các gia đình cùng lúc dùng nhiều thiết bị điện, nhất là thiết bị điện có công suất cao thì điện áp trên đường dây điện sẽ tăng, điện áp vào các thiết bị điện sẽ giảm. Lúc này, tất cả các thiết bị điện sử dụng điện áp thấp sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với bếp từ, khi điện áp thấp sẽ không sử dụng được (nếu có chế độ tự ngắt khi nguồn điện không đảm bảo) hoặc sẽ chạy với công suất rất thấp. Nếu máy tự cắt sẽ an toàn hơn, nhưng nếu máy vẫn chạy thì nguy cơ ảnh hưởng càng cao. Bởi máy chạy không đúng công suất dẫn đến hiệu quả nấu nướng kém. Kèm theo đó, máy sẽ giảm tuổi thọ, thậm chí bị cháy do nóng bảng mạch…
Trước nguy cơ đó, khi lắp đặt, sử dụng bếp từ cần tìm hiểu rõ nguồn điện của khu vực sinh sống. Ví dụ cần khảo sát xem mùa hè trước có bị sụt áp hay không, nay tình trạng này đã được cơ quan quản lý điện khắc phục hay chưa.
[external_link offset=2]
Trường hợp đã lắp bếp nhưng điện áp đầu vào sụt thì cần khắc phục bằng một số cách. Như, hạn chế sử dụng các thiết bị điện khác cùng lúc nấu nướng, nhất là giờ cao điểm. Điều này sẽ giúp giảm được độ sụt áp trên đường dây, điện vào bếp sẽ nhỉnh hơn. Nhưng ở các vùng bị sụt áp, cách này phải được áp dụng đồng loạt trên nhiều gia đình. Ngoài ra, để bếp hoạt động ổn định, quá trình nấu ăn bằng bếp từ cần thay đổi thời gian. Ví dụ, vào tầm khoảng 6 giờ tối thường bị sụt áp do nhiều gia đình cùng nấu ăn, bật đèn, bình nóng lạnh, điều hòa… thì người dùng bếp từ nên nấu ăn sớm hơn thời gian này để đảm bảo nguồn điện vào được tốt nhất.
“Với những khu vực điện áp thường xuyên không ổn định, tốt nhất không nên dùng bếp từ để đảm bảo an toàn, dù bếp có nhiều ưu điểm hơn bếp gas. Nếu dùng, trường hợp bất đắc dĩ nên dùng ổn áp phía trước nguồn điện vào của bếp từ để “kéo” nguồn điện về, đảm bảo đủ dải tần điện áp” – chị Nguyễn Thu Trang.
Hà Trang [external_footer]