Cuốn hộ khẩu thành phố của Đỗ Bích Thúy
“Cửa hiệu giặt là” – Cuốn hộ khẩu thành phố của Đỗ Bích Thúy
VNQĐ Online: “Cửa hiệu giặt là” là tên tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Đỗ Bích Thúy vừa được ra mắt bởi Nhà xuất bản Phụ nữ đúng vào dịp Hội chợ sách TP Hồ Chí Minh đang diễn ra. Buổi ra mắt cuốn sách cũng đã được tổ chức tại Hà Nội vào chiều 24/3/2014.
Bạn đang đọc: Cuốn hộ khẩu thành phố của Đỗ Bích Thúy
“Cửa hiệu giặt là” được viết trong thời gian rất ngắn, từ cuối năm 2013 khi tác giả có ý tưởng và Nhà xuất bản khuyến khích. Sau một cái bắt tay, mốc thời gian nộp bản thảo được ấn định và Đỗ Bích Thúy chính thức… đóng cửa facebook để viết.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng – Phó Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ rất vui mừng vì đây là một cuốn tiểu thuyết về Hà Nội dưới con mắt của những người nhập cư. “Những câu chuyện mộc mạc mà chân tình của những con người trong nhà chồng của nhân vật Oanh, đấy chính là tâm hồn của Hà Nội chứ không phải là những gì xa xôi như nhiều người vẫn kiếm tìm”, bà Phượng nói tại buổi ra mắt. Bà Phượng cũng rất đồng cảm với tâm sự của nhà văn Đỗ Bích Thúy về hành trình đến với Hà Nội từ tâm thế một người ở trọ đến khi cảm thấy mảnh đất ấy thực sự có tâm hồn, đến khi chạm được vào tâm hồn Hà Nội.
Nhà thơ Hữu Việt trong vai trò MC của buổi ra mắt.
Lão nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại ghi nhận ở cuốn sách sự nhẹ nhõm như những gì vốn có, bởi theo ông, được sinh ra trên thế gian này đã là một hạnh phúc, và như thế cũng chẳng nên quá nặng nề. Cuốn sách ấm áp tình người, giữa những bon chen xô bồ người ta vẫn tìm thấy những khoảng sáng tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Ông nói, đọc xong cuốn sách thấy yêu cuộc đời hơn. Nguyễn Xuân Khánh đánh giá cao góc nhìn nhân hậu này của tác giả, đồng thời ông cũng “phát hiện” Đỗ Bích Thúy ở sự hài hước, giễu nhại nhẹ nhàng. Đỗ Bích Thúy rất cảm động trước ý kiến của lão nhà văn và thừa nhận đó cũng chính là những ẩn ý sâu kín của chị. Nữ nhà văn cho biết, đây là cuốn sách mà chị yêu tất cả các nhân vật của mình. Các nhân vật đều đáng yêu, đều tử tế. Ngay cả Đức, một cậu em vô tâm chỉ biết nhận sự chăm sóc yêu chiều từ người khác thì cuối truyện cũng nhận ra được tình cảm vô biên mà bà chị “dở hơi” dành cho mình suốt từ tấm bé. Vinh, chàng trai “bùng tình” khi làm cho cô nhân viên tiệm giặt là có bầu cũng đã trở lại và được tác giả “minh oan”, lý giải về một sự hoảng hốt của tuổi mới lớn chưa đủ hiểu biết, kỹ năng và bản lĩnh để đối diện với sự cố đầu đời. Có lẽ nhân vật xấu nhất là vợ chồng nhà chủ tiệm giặt “Oa – Oa” láng giềng khi đã chơi xấu bạn hàng theo kiểu ghen ăn tức ở, nhưng đổi lại, cách ứng xử của vợ chồng Oanh rất ấm áp khi đã lặng lẽ “về nhì”. Những nhân vật như Lê, Tư, vợ chồng nhà Ụt đóng vai trò như những vị khách của phố phường, như dấu gạch nối giữa Hà Nội với những vùng đất khác, giữa phố thị với nông thôn. Họ đã đến, làm sinh động góc phố nhỏ nhưng cũng làm nó thêm một chút lộn xộn, lục xục sớm khuya và pha tạp như ngàn đời vẫn thế. Nhưng dù sao thì góc phố ấy vẫn khiến cho người ta yêu mến với con chó nhỏ buộc dưới gốc cây, với tiếng lá long não xạc xào quẹt trên những viên gạch lát vỉa hè, với những chật chội mà không hề bức bối của những không gian bé nhỏ. “Thật thú vị khi lặng trong cái xô bồ của phố phường, sống chụng dăm tạng người nhập cư lại bắt gặp một Hà Nội xưa, xưa lắm, nhẹ nhõm và tinh tế” – ý kiến của nhà văn Nguyễn Văn Thọ.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã bắt mạch đúng tác giả khiến Đỗ Bích Thúy cảm động.
Đúng vậy, người đọc sẽ bắt gặp ở “Cửa hiệu giặt là” không phải một Hà Nội phồn hoa hào nhoáng, không phải những nhân vật thời trang về ăn mặc và thời thượng trong ứng xử giao tiếp, mà gặp ở đây một góc phố bình dị với những cư dân thuộc tầng lớp những người lao động thị dân không hẳn là khốn khó nhưng chắc chắn họ nghèo. Chỉ có điều, cái nghèo ấy không giống cái nghèo nhà quê, cái nghèo gắn liền với cái hèn, mà là cái nghèo đầy cốt cách, cái nghèo không cắm mặt xuống đất mà vẫn ngẩng cao đầu, cái nghèo tự tại ung dung vì biết chữ “đủ”.
Nhân vật chính của “Cửa hiệu giặt là” là Viên, một cô gái quá lứa lỡ thì dở dở ương ương vẫn được đám nhân viên tiệm giặt là gọi là “thịt viên xiên”, làm công nhân môi trường đô thị trong mối quan hệ với vợ chồng Phương – Oanh, chủ một cửa hiệu giặt là. Viên – một nhân vật lửng lơ và vẫn cứ lửng lơ như thế ở cuối câu chuyện để khi khép những trang sách lại rồi người ta vẫn không biết rằng Viên yêu ai. Những nhân vật đã đi theo hành lang số phận của nó và được tác giả tôn trọng. Đỗ Bích Thúy nói rằng, chính chị cũng không biết rằng Viên sẽ yêu ai. Cũng như mối quan hệ giữa Trinh và Phương cũng rất lửng lơ, ẩn chứa rất nhiều những bất ổn, ấp ủ những mầm mống cho một “tiềm năng”, cho một rạn vỡ… Và như thế, mảnh đất phía trước còn rất rộng dài nếu như Đỗ Bích Thúy nghĩ đến phần hai của tiểu thuyết.
Buổi ra mắt diễn ra tại cà phê Văn Việt, 36 – Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Nhiều ý kiến tại buổi ra mắt tiếp tục nói đến sự chuyển tiếp vùng sáng tác của Đỗ Bích Thúy trong cuộc “hạ sơn” từ độ cao của Hà Giang xuống với đồng bằng mà điểm “hạ cánh” là Hà Nội. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ nói rằng, với “Cửa hiệu giặt là” Đỗ Bích Thúy đã tiếp quản Thủ đô. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng thấy mừng vì có thêm một người viết về Hà Nội. Nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa bắt gặp một Đỗ Bích Thúy vừa lạ vừa quen, lạ bởi chất u mua, hoạt kê đời thường, quen với những thân phận phụ nữ nhẫn nhịn thiệt thòi và chung nhất là tấm lòng bao dung của người viết. Một lần nữa, tính nữ trong văn học lại thể hiện đậm đà nơi tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, dù viết về miền núi hay đồng bằng thì những nhân vật nữ vẫn hiện lên đáng yêu, đáng trân trọng. Dường như ở tác phẩm của chị không có chỗ cho những nhân vật chao chát, đáo để, lật lọng. Chị nói vui rằng, đã bao năm nói tiếng Mông tiếng Tày, giờ quay về nói tiếng Kinh cũng thấy nhiều cái hay, được dùng những từ ngữ hiện đại, những ngôn ngữ phố phường cũng là một thú vị. Ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ bình dân cũng được tác giả sử dụng khá thành công ở tiểu thuyết đầu tay về đô thị này. Và tôi, cũng giống như nhà thơ, MC Hữu Việt đã nói, tôi nghĩ rằng, “Cửa hiệu giặt là” là tấm hộ khẩu văn chương chính thức của Đỗ Bích Thúy trên miền đất mới, mặc dù về mặt hành chính, chị đã là công dân Hà Nội từ khá lâu rồi.
DƯƠNG TỬ THÀNH
Một số hình ảnh tại buổi ra mắt “Cửa hiệu giặt là”:
Bà Khúc Thị Hoa Phượng – Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Tặng Ngay hoa chúc mừng tác giả “ Cửa hiệu giặt là ” …
… và cảm nhận về tác phẩm cũng như nói về quy trình cuốn sách sinh ra .
Nhà văn Đỗ Bích Thúy nói về cuốn tiểu thuyết đầu tay về TP. Hà Nội .
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ phát hiện một Thành Phố Hà Nội nhẹ nhõm và tinh xảo ở “ Cửa hiệu giặt là ” .
Ban Nhà văn Trẻ khuyến mãi hoa chúc mừng Đỗ Bích Thúy .
Ký khuyến mãi fan hâm mộ .
Với những người bạn .
Chụp ảnh lưu niệm .
Ảnh: VŨ TUỆ PHƯƠNG
Source: https://baoduongdieuhoa24h.com
Category: Máy Giặt