Hướng dẫn cách lắp loa siêu trầm chi tiết, giúp âm thanh hay và trong nhất

Loa siêu trầm là một thiết bị không còn xa lạ với nhiều người. Đây là loại loa không thể thiếu trong các dàn âm thanh. Đặc biệt là các dàn karaoke chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loa trần cũng như công dụng của loại loa này. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Sóng Nhạc tìm hiểu về loa trần cũng như cách lắp loại loa này để có được âm thanh hay và trong nhất nhé.

Hướng dẫn cách lắp loa siêu trầm chi tiết, giúp âm thanh hay và trong nhất

[external_link_head]

Loa siêu trầm là thiết bị không thể thiếu trong dàn âm thanh karaoke

Những điều cần biết về loa siêu trầm

Trước khi tìm hiểu cách lắp loa siêu trầm, bạn cần hiểu rõ về loại loa này.

Loa siêu trầm là gì?

Để biết cách thiết kế và lắp loa siêu trầm hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về loại loa này. Hiện nay, loa siêu trầm còn được biết đến với tên gọi là loa sub, Loa Subwoofer. Đây là loại loa có tần số siêu nhỏ, chỉ từ 20 Hz – 200 Hz. Vì thế loại loa này có tên gọi phổ biến là siêu trầm.

Thông thường, loa sub sẽ được đặt trong một thùng loa to hơn, bên ngoài làm bằng gỗ chịu áp lực cao. Thùng loa sub thường bao gồm vách ngăn, loa bandpass… Qua đó đem tới cho loa khả năng hoạt động tối đa và giúp âm thanh trở nên hoàn hảo nhất.

Loa sub đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1960 với khả năng thêm các âm trầm cho hệ thống âm thanh. Và với nhiều ưu điểm nổi trội, loa siêu trầm nhanh chóng trở nên phổ biến trong các dàn âm thanh như dàn karaoke trong nhà, trong các hội trường, buổi hòa nhạc…

Người dùng có thể đặt loa siêu trầm trong góc phòng, gần với vị trí người nghe và không nhất thiết phải đặt ở phía cửa phòng. Vì có tần số siêu nhỏ, loại loa này có thể xử lý các tần số âm có bước sóng dài. Từ đó giúp âm thanh hay và không có sự khác nhau giữa vị trí người nghe.

Hướng dẫn cách lắp loa siêu trầm chi tiết, giúp âm thanh hay và trong nhất

Loa Subwoofer – siêu trầm có tần số thấp

[external_link offset=1]

Phân loại Loa Sub

Hiện nay, loa sub đang được phân loại theo nhiều cách. Trong đó, theo cấu tạo, loại loa này được chia thành 2 loại phổ biến nhất, đó là:

● Loa siêu trầm thụ động: trong thiết kế của loa có một điều chỉnh siêu trầm. Đồng thời, thùng loa được thiết kế thêm bộ hỗ trợ giúp khuếch đại âm thanh ra ngoài.

● Loa siêu trầm chủ động: là loa có 1 bộ khuếch đại tích hợp.

Ngoài ra, khi kết hợp với amply, loa siêu trầm cũng có thể được chia thành loa sub hơi và sub điện.

● Loa sub hơi: đây là loa phải có amply đi kèm thì mới có thể sử dụng cùng với hệ thống âm thanh, loa sẽ có công suất riêng. Sử dụng sub hơi đòi hỏi người dùng phải biết cách lựa chọn loại loa có công suất phù hợp. Có vậy, loa mới đem tới những âm thanh tròn và chắc. Đây là loại loa siêu trầm tương đối khó dùng, thường được những người am hiểu về thanh nhạc sử dụng. Bởi chỉ những người am hiểu âm thanh mới có thể sử dụng loa hiệu quả và phối âm một cách chính xác mà không bị rè hay méo tiếng.

● Loa sub điện: đây là dòng loa siêu trầm đã có sẵn amply, tức là loa có thể thực hiện cả công việc và nhiệm vụ của amply. Bạn sẽ không cần mua thêm hay tích hợp amply cùng với loa như loa sub hơi. Loại loa này được sử dụng nhiều hơn vì bạn có thể kết nối trực tiếp loa với nguồn để sử dụng. Qua đó tạo cảm giác tiện lợi hơn và giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Hướng dẫn cách lắp loa siêu trầm chi tiết, giúp âm thanh hay và trong nhất

Loa sub được chia thành nhiều loại

Công dụng của loa sub

Hiện nay, các dàn âm thanh đang ngày càng phổ biến, trong cả các gia đình, sân khấu hay rạp hát. Vì thế, loa siêu trầm cũng trở nên phổ biến hơn. Bạn cần sử dụng loa sub trong dàn âm thanh để tái tạo tiếng bass chân thực nhất.

Cụ thể, công dụng của loa sub chính là đem tới cho âm thanh cảm giác ấm áp hơn, dày hơn. Đồng thời tiếng bass cũng sẽ sân và chân thực hơn. Khi kết hợp với micro, loa sub sẽ giúp micro nhạy và tạo ra âm thanh hay, chất lượng nhất.

Nếu là một người hiểu về thanh nhạc, chắc chắn bạn sẽ nhận ra ngay lập tức sự khác biệt khi có loa sub và không. Trong âm nhạc, tiếng bass có vị trí vô cùng quan trọng. Âm thanh có chạm tới cảm xúc của người nghe hay không, có truyền tải được tình cảm, cảm xúc của người hát hay không sẽ phụ thuộc vào tiếng bass. Đây cũng là âm thanh giúp các bản nhạc mạnh mẽ và uy lực trở nên mềm mại và sâu lắng hơn. Tất cả sẽ được tạo ra nhờ dải tần số thấp, chỉ từ 20 Hz – 200 Hz.

Hướng dẫn cách lắp loa siêu trầm chi tiết, giúp âm thanh hay và trong nhất

Khi lắp loa siêu trầm cần lưu ý gì?

Hướng dẫn cách lắp loa siêu trầm giúp âm thanh hay và sâu lắng nhất

Để loa siêu trầm phát huy được tối đa hiệu quả mà nó sở hữu, cách lắp đặt là vô cùng quan trọng. Vậy để lắp đặt loa sub, bạn cần thực hiện những công việc nào?

Vị trí lắp đặt

Loa sub sẽ giúp tiếng bass đầy đặn và mềm mại hơn. Vì thế, bạn nên lựa chọn các vị trí lắp đặt sao cho âm bass kết hợp hài hòa nhất với các âm thanh khác để tạo nên những bài hát hay, chân thực và sâu lắng nhất.

Bạn nên lắp đặt loa ở vị trí thấp để loa có thể phát huy tối đa công dụng. Thường từ 30 – 40cm so với mặt đất là vị trí thích hợp nhất. Nhiều gia đình thường lựa chọn lắp loa sub ở góc phòng để tiết kiệm diện tích. Cách làm này không sai, tuy nhiên loa sub nên được lắp gần 2 loa trái phải. Nếu loa sub có đường kính dưới 20cm thì cần được lắp cách loa chính khoảng 0,9 – 1,2m. Nếu bạn lắp loa sub quá xa cặp loa chính sẽ khiến âm thanh bị rời rạc, thiếu cảm giác chân thực.

[external_link offset=2]

Ngoài ra, khi lắp đặt loa sub, bạn cần vặn âm thanh to hơn. Qua đó biết được vị trí nào cho âm bass hay, chân thực mà không bị giả.

Hướng dẫn cách lắp loa siêu trầm chi tiết, giúp âm thanh hay và trong nhất

Loa siêu trầm cần lắp gần các loa trái phải

Cách lắp đặt loa siêu trầm hiệu quả nhất

Khi lắp đặt loa sub, bạn nên thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: thiết kế sơ đồ lắp đặt

Trước khi lắp loa sub, bạn cần đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo việc lắp đặt đúng quy trình và giúp loa hoạt động thuận lợi. Bạn cần biết rõ loa siêu trầm đã có amply hay chưa. Nếu chưa thì cần lắp loa sub sao cho thích hợp nhất với thiết bị amply của bạn. Bạn có thể thiết kế một sơ đồ lắp đặt để đảm bảo không ảnh hưởng tới các thiết bị khác của dàn âm thanh.

Bước 2: nối dây loa

Đây là bước tương đối quan trọng. Bạn cần đo chiều dài từ từ receiver đến loa sub. Sau khi đó, hãy để dư ra một đoạn. Đây là đoạn dây tín hiệu để nối với giắc RCA ở mỗi đầu. Hãy lưu ý, nếu bạn thích dùng Speaker-level thì phải thiết kế thêm nhiều dây loa. Đặc biệt là khi chỉ có thể đặt loa sub ở xa so với 2 loại loa trung tâm.

Hướng dẫn cách lắp loa siêu trầm chi tiết, giúp âm thanh hay và trong nhất

Sử dụng loa sub là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn

Bước 3: kết nối và tùy chỉnh

Sau khi đã lắp đặt loa xong, bạn hãy kiểm tra lại xem loa siêu trầm đã hoạt động chưa bằng cách bật hệ thống âm thanh, sau đó tùy chính và tiến hành nghe thử. Hãy kiểm tra vị trí đặt loa. Nếu âm thanh phát ra phù hợp với không gian văn phòng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng rồi nhé. Nếu nhà sản xuất đề nghị bạn nên cài đặt trước thì hãy cắm dây nguồn, cài đặt trước khi bật hệ thống âm thanh.

Trên đây là các thông tin cơ bản về loa siêu trầm cũng như cách lắp đặt để đem tới âm thanh chân thực, sống động nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về loa sub và biết cách lắp đặt cho căn phòng của mình. [external_footer]

Alternate Text Gọi ngay