Mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm chạy luân phiên 2 chế độ Man/Auto

Trong các ứng dụng mà đòi hỏi động cơ hoạt động liên tục như bơm nước sinh hoạt hay bồn chứa. Nếu chỉ có 1 Đọc thêm

Trong các ứng dụng mà đòi hỏi động cơ hoạt động liên tục như bơm nước sinh hoạt hay bồn chứa. Nếu chỉ có 1 động cơ hoạt động liên tục sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ của bơm. Vì thế người ta thường sử dụng nhiều bơm chạy luân phiên. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm chạy luân phiên chế độ Man và Auto. Tính toán lựa chọn CB, contactor và relay nhiệt cho mạch chạy luân phiên.

[external_link_head]

Ở chế độ Man (tay) sẽ điều khiển độc lập các động cơ bằng các cặp nút nhấn ON, OFF. Ở chế độ Auto (tự động) động cơ sẽ tự động chạy luân phiên theo thời gian đặt trước.

>>> Xem thêm:

So sánh giá Contactor các hãng Chint, LS, Schneider, Mitsubishi, nên chọn loại nào?

[button color=”orange” size=”medium” link=”http://bblink.com/3Vhqjt” icon=”” target=”false”]Download 15 sơ đồ mạch pdf và mô phỏng[/button]

1. Mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên

1.1 Sơ đồ đấu dây

Mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm chạy luân phiên 2 chế độ Man/Auto

Mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên

1.2 Nguyên lý mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên

Mạch điều khiển động cơ 1 chạy theo thời gian đặt trước sau đó dừng lại và chạy động cơ 2. Động cơ 2 cũng sẽ chạy một thời gian, sau đó chuyển sang động cơ 1. Do đó mạch được gọi là mạch điều khiển 2 động cơ chạy luân phiên.

++ Công tắc MODE hai vị trí chọn chế độ điều khiển Man/Auto.

a. Chế độ Man

+ Khi đóng bật công tắc MODE thì relay RL tác động, tiếp điểm thường đóng của RL mở ra. Do đó Timer T1 và T2 sẽ không được cấp điện khi bật công tắc MODE.

+ Khi nhấn nút ON1, contactor K1 hút động cơ 1 chạy và đồng thời tiếp điểm thường hở K1 đóng lại tự giữ cho nút ON1. Các Timer ở chế độ Man không được cấp điện nên 2 động cơ sẽ chạy động lập với nhau.

+ Khi nhấn nút ON2 thì contactor K2 hút, cấp điện cho động cơ 2 quay.

+ Nhấn OFF1 động cơ 1 dừng, nhấn nút OFF2 động cơ 2 sẽ dừng.

b. Chế độ Auto

+ Khi công tắc MODE để hở, relay RL không được cấp điện nên tiếp điểm thường đóng RL không thay đổi trạng thái. Do đó nút khi nhấn ON thì cuộn hút Timer được cấp điện, mạch chạy chế độ Auto.

+ Khi nhấn nút ON1 contactor K1 cấp điện cho động cơ 1 quay. Đồng thời Timer 1 được cấp điện sẽ bắt đầu đếm thời gian.

[external_link offset=1]

Khi Timer 1 đếm đến thời gian đặt trước, tiếp điểm thường đóng T1 mở ra làm contactor K1 mất điện, động cơ 1 dừng. Đồng thời tiếp điểm thường hở T1 đóng lại, cấp nguồn cho contactor K2 và Timer 2. Lúc này động cơ 2 quay, động cơ 1 dừng và Timer 2 bắt đầu đếm thời gian.

Khi Timer 2 đếm đến thời gian đặt trước, tiếp điểm thường đóng T2 mở ra làm contactor K2 mất điện, động cơ 2 dừng. Đồng thời thường mở của T2 đóng lại kích động cơ 1 chạy lại.

Video mô phỏng mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên

2. Mạch điều khiển 3 máy bơm chạy luân phiên

2.1 Sơ đồ đấu dây

Mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm chạy luân phiên 2 chế độ Man/Auto

Mạch điều khiển 3 máy bơm chạy luân phiên

2.2 Nguyên lý mạch điều khiển 3 máy bơm chạy luân phiên

Sơ đồ và nguyên lý mạch điều khiển 3 máy bơm chạy luân phiên gần giống với điều khiển 2 bơm. Do đó ta có thể mở rộng điều khiển nhiều bơm hơn theo nguyên lý trên.

+ Ở chế độ Man, 3 Timer không được cấp điện nên 3 động cơ chạy độc lập với nhau.

+ Ở chế độ Auto, nhấn nút ON điều khiển động cơ nào thì động cơ đó sẽ chạy trước. Thứ tự chạy luân phiên quyết định bởi tiếp điểm thường hở Timer T sẽ kích động cơ nào chạy tiếp theo. Sơ đồ trên sẽ chạy theo thứ tự động cơ 1 động cơ 2 động cơ 3 động cơ 1 …

Tham khảo video mạch điều khiển 3 máy bơm chạy luân phiên Man/Auto

3. Tính toán lựa chọn CB, Contactor và Relay nhiệt cho mạch 3 động cơ

Ví dụ: Giả sử 3 động cơ không đồng bộ 3 pha có công suất lần lượt là 5kW, 10kW, 2,5kW và cosφ=0,8.

Ta tính được dòng điện định mức của từng loại động cơ như sau.

Mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm chạy luân phiên 2 chế độ Man/Auto

Từ đó ta có Iđm = I1đm + I2đm + I3đm = 9,0969756783,75

=> Iđm = 33,25A

3.1 Lựa chọn CB

– Chọn CB cho mạch động lực

Ta có ICB = 2*Iđm =  2*33,25 = 66,5A

=> Ta sẽ chọn MCCB 3P 75A là CB bảo vệ ngắn mạch và đóng cắt mạch động lực

Mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm chạy luân phiên 2 chế độ Man/Auto

MCCB 3P 75A cho mạch động lực

Do dòng điện khởi động của động cơ lớn, nên người ta chọn CB có dòng điện định mức lớn hơn định mức động cơ. Do đó CB không đáp ứng bảo vệ quá tải, cần gắn thêm relay nhiệt.

– Chọn CB cho mạch điều khiển

Ta sẽ chọn MCB 2P 10A, công dụng của CB này là đóng cắt và bảo vệ ngắn mạch ở mạch điều khiển.

Mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm chạy luân phiên 2 chế độ Man/Auto

[external_link offset=2]

MCB 2P 10A cho mạch điều khiển

3.2 Lựa chọn contactor và relay nhiệt cho từng động cơ

Contactor điều khiển đóng cắt động cơ 3 pha, relay nhiệt bảo vệ quá tải của động cơ.

+ Động cơ 1 có I1đm = 9,5A

=> Chọn rờ le nhiệt 9 – 13A, công tắc tơ 12A

+ Động cơ 2 có I2đm = 19A

=> Chọn rờ le nhiệt 16 – 22A và công tắc tơ 22A

+ Động cơ 3 có I3đm= 4,75A

=> Chọn rờ le nhiệt 4 – 6A và công tắc tơ 6A

Giá khởi động từ các hãng Ls, Chint, Schneider, Mitsubishi, nên chọn loại nào?

Mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm chạy luân phiên 2 chế độ Man/Auto

Contactor và relay nhiệt của hãng LS

3.3 Chọn Timer thời gian

+ Sử dụng loại relay thời gian là ON Delay có đế 8 chân, điều chỉnh thời gian bằng biến trở trên mặt.

+ Tùy theo thời gian phù hợp với ứng dụng có các dãy thời gian là: 6S, 10S, 30S, 60S, 10M, 30M, 60M, 2H, 6H.

+ Điện áp nguồn: AC220V 50Hz/60Hz

Giá các loại timer omron, ckc, hanyoung

Relay thời gian ON Delay

>>> Tải File pdf và mô phỏng mạch điều khiển chạy luân phiên.

[button color=”orange” size=”medium” link=”http://bblink.com/gMjWpXU” icon=”” target=”false”]Tải file PDF và Mô Phỏng mạch luân phiên[/button][external_footer]

Alternate Text Gọi ngay