Những điều bạn cần biết về tần số quét thật và tần số quét ảo của TV | Tinh tế
Tần số quét thật trên TV LCD
Tính đến thời điểm hiện tại, gần như không còn bất kỳ nhà sản xuất nào công bố tần số quét thực của TV. Không khó để nhận ra lý do vì sao mà họ lại làm như vậy. Mặc dù công nghệ phát triển vượt bậc và chất lượng hình ảnh (màu sắc, độ nét,…) đã có những bước tiến lớn; tần số quét của TV đã chững lại trong vòng 7 năm gần đây. Vào khoảng 2008, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các dòng TV LCD có tần số quét thật 240 Hz và đó cũng là con số tối đa mà công nghệ hiện nay cho phép trên TV FullHD. Thậm chí với sự ra đời của TV 4K, tần số quét thật cao nhất mà các hãng đạt được chỉ còn lại 120 Hz. Dĩ nhiên chất lượng hình ảnh vẫn được cải thiện qua từng năm, nhưng rõ ràng về mặt quảng bá thì tần số quét không phải là ứng cử viên sáng giá.
[external_link_head]
Sony W800C có tần số quét thật là 100 Hz
[external_link offset=1]
Trái với nhiều người lầm tưởng, tần số quét thật của TV khác với định nghĩa tần số quét mà chúng ta thường hiểu. Tần số quét thật của TV là số lượng khung hình/giây được kiểm soát bởi tấm nền của TV. Nói một cách đơn giản hơn, đây là số lượng khung hình đặc trưng mà mắt bạn nhìn thấy được trong một giây. Chẳng hạn như một TV có tần số quét thật là 120 Hz thì đồng nghĩa với nó có thể chiếu 120 khung hình “khác nhau” trong vòng 1 giây.
Thử tính năng nội suy bằng video Youtube 30 fps và đẩy hiệu ứng lên (có tên là Smoothness đối với TV Sony 2015, Auto Motion Plus đối với TV Samsung và Trumotion đối với TV LG), bạn sẽ dễ nhận thấy các khung hình được chèn thêm
Trên thực tế, TV sử dụng cơ chế nội suy (interpolation) để đồng bộ tốc độ khung hình của nội dung (Blu-ray 24 hình/giây blu-ray, PC 60 hình/giây) với tần số quét (50/60/100/120/200/240 Hz) nên sẽ gây ra hiện tượng “soap opera effect”, đôi lúc khiến hình ảnh mượt một cách thiếu tự nhiên. Tuỳ theo gu mỗi người, bạn có thể hoặc không thích yếu tố này nhưng việc tần số quét thực càng cao giúp hiển thị các cảnh chuyển động càng mượt là điều không thể phủ nhận. Nếu bạn quyết định không sử dụng tính năng nội suy, điều này sẽ biến tần số quét cao trở nên vô nghĩa.
Tần số quét ảo trên TV LCD
[external_link offset=2]
Thay vì sử dụng tần số quét thật, mỗi hãng TV đều có một cái tên mỹ miều dành cho tần số quét ảo của riêng mình như: Motion Rate (Samsung), TruMotion (LG), Motionflow (Sony),… Với những con số cao tít mù như 800, 960 hay 1440; rõ ràng là mức độ hiệu ứng của nó khi quảng bá là tốt hơn nhiều so với 60/120 Hz bèo bọt của tần số quét thật.[external_footer]