Hình 1.1 Sơ đồ quy trình của thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 1.11 MB, 49 trang )

 Chú thích: – Ô màu xanh lá cây trình bày hoạt động của khách hàng

– Ô màu xanh dương trình bày các quy trình kinh doanh không do

khách hàng thực hiện

* Tiếp thị

– Mục đích là nhắm đến những người mua tiềm năng và thu hút họ vào

website TMĐT.

– Sử dụng internet để tiếp thị đến khách hàng theo nhiều cách khác nhau:

quảng cáo, email, hội chợ,…

– Thành lập cộng đồng (user group), diễn đàn, chat, thăm dò,… nhằm tạo môi

trường thu hút người xem trở lại

– TMĐT tập trung tiếp thị những khách hàng đã tìm thấy website

* Khách hàng/Người xem

– Khách hàng là người gõ nhập URL hoặc liên kế để xem website TMĐT.

– Cần phân biệt hai hình thức mua hàng:

+ Mua hàng giữa các doanh nghiệp: người mua là một doanh nghiệp khác cần

có nhiều tùy chọn để mua. Ngoài ra có thể có thêm yêu cầu đối với các mặt hàng có

giá trị lớn và quan trọng.

+ Mua hàng giữa khách hàng và doanh nghiệp người mua thường là một cá

nhân sẽ thanh toán bằng thẻ tín dụng và nhờ gửi hàng đến tận nhà.

* Thăm website

– Ngay sau khi một cá nhân vào website, một site kinh doanh sẽ được tải

xuống.

– Ngay lúc đó đã có thể bắt đầu theo dõi và tạo profile cho khách hàng này.

– Dựa vào thông tin đó có thể nhắm đến các mặt hàng mà khách hàng này

quan tâm nhiều nhất.

– Đây là bước bắt đầu của TMĐT

* Xem sản phẩm

– Người xem bắt đầu duyệt những mặt hàng trên website

6

– Các mặt hàng được bố trí theo các gian hàng, chủng loại đa dạng, dể tìm

kiếm

– Khi một khách hàng tiềm năng thực hiện điều này, khách hàng có thể bị thu

hút vào các mặt hàng đang bày bán, sự khuyến mãi, các mặt hàng liên quan hay đã

nâng cấp.

* Nạp giỏ hàng

– Người mua đặt hàng vào “giỏ mua sắm” của mình.

– Giỏ mua sắm chỉ đơn giản là một danh sách các mặt hàng mà người mua đã

chọn, số lượng, giá cả,thuộc tính (màu sắc, kích cỡ,…) và bất kỳ thông tin khác liên

quan đến đơn đặt hàng tiềm năng.

– Các giỏ mua sắm thường cung cấp các tùy chọn để dọn sạch giỏ, xóa các mặt

hàng,và cập nhật số lượng.

* Tính tiền (checkout)

– Ngay sau khi người mua có tất cả các mặt hàng cần mua, họ sẽ bắt đầu quy

trình tính tiền

– Đối với mô hình mua hàng giữa khách hàng với doanh nghiệp, khách hàng

thường sẽ nhập vào thông tin về địa chỉ chuyển hàng và tính hóa đơn.

– Người mua cũng có thể thêm vào thông tin về lời chúc mừng, gói quà và các

thông tin khác đối với các dịch vụ phụ thuộc.

* Tính phí vận chuyển

– Phí vận chuyển có thể đơn giản như là việc tính phí toàn bộ hay phức tạp như

là việc tính phí cho mỗi mặt hàng đã mua và tương quan với đoạn đường mà hàng

phải được vận chuyển đến.

– Có thể khó khăn hơn khi xử lý việc đặt hàng quốc tế. Khi đó có thể liên kết

với một “nhà vận chuyển” (provider), theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

* Thanh toán (payment)

Sau khi tính toán tổng giá trị các mặt hàng (có kèm thuế và phí vận chuyển)

người mua sẽ trình bày phương thức thanh toán

– Các tùy chọn sẽ khác nhau đối với các giao dịch:

7

+ Giữa khách hàng với doanh nghiệp thường thanh toán bằng thẻ tín dụng

hoặc trả sau khi giao nhận

+ Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cần có sẵn đầy đủ các tùy chọn, bao

gồm cả đơn đặt hàng, báo giá, bảo lãnh,…

– Đối với các thẻ tín dụng, có các tùy chọn để xử lý các thẻ tín dụng ở ngoại

tuyến hay trực tuyến. Việc xử lý trực tuyến trên internet qua các dịch vụ do các

công ty uy tín đảm nhận.

* Biên nhận (receipt)

– Sau khi thực hiện xong việc đặt hàng, có thể cần gửi trở lại cho người mua

một biên nhận.

– Đối với mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp,

biên nhận có thể là một danh sách đính kèm với đơn đặt hàng

– Đối với khách hàng, biên nhận có thể là một bảng in lại của đơn đặt hàng

trên màn hình, hoặc một danh sách được gửi cho người mua hàng bằng Email.

– Trong cả hai trường hợp, quy trình này đều có thể tự động hóa dễ dàng

* Xử lý đơn đặt hàng

– Nếu không tự động xử lý thẻ tín dụng, thì đầu tiên phải xử lý giao dịch tài

chính

– Các quy tắc kinh doanh chuẩn điều khiển bước này như việc đặt hàng được

thực hiện qua điện thoại hay qua thư

– Có thể cung cấp tùy chọn cho khách hàng biết về tình trạng đặt hàng

– Có thể cung cấp tình trạng hàng tồn kho, tình trạng cung cấp mặt hàng.

* Thực hiện đơn đặt hàng

– Ngay sau khi có đơn hàng hợp lệ, nó cần được thực hiện. Đây có thể là công

đoạn kinh doanh nhiều thách thức nhất

– Nếu mua sắm trực tuyến, có thể có khó khăn trong kiểm kê hàng

– Nếu mua sắm thông qua hệ thống dịch vụ thì có thể có các vấn đề hợp nhất

về hệ thống dịch vụ thực hiện đơn đặt hàng

* Vận chuyển hàng

8

– Bước cuối cùng trong quy trình thương mại điện tử là vận chuyển hàng cho

khách hàng

– Có thể cung cấp tình trạng đặt hàng cho khách hàng. Trong trường hợp này,

nó có thể bao gồm số vận chuyển UPS hay FedEx để khách hàng theo dõi sự vận

chuyển hàng của họ.

1.1.4 Website thương mại điện tử

Website thương mại điện tử là trang web động, với tính năng mở mở rộng

nâng cao, áp dụng các công nghệ hiện đại ngày nay trong lĩnh vực Công nghệ

Thông tin để tạo dựng ra trang web, giúp người bán có thể bán được sản phẩm qua

mạng internet và người mua có thể mua được sản phẩm họ cần thông qua mạng

internet. Website thương mại điện tử sẽ có chức năng chính đó là hiển thị thông tin

sản phẩm bao gồm giá cả, giới thiệu về sản phẩm, chức năng mua hàng,… giao dịch

sẽ được thanh toán qua các cổng thanh toán trực tuyến như Ngân Lượng, Bảo Kim

hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Website thương mại điện tử có các chức năng:

đăng và quản lý sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, đăng nhập và đăng ký,

quản lý đơn hàng,…

1.2 Ngôn ngữ PHP

1.2.1 Khái niệm PHP

PHP là chữ viết tắt của “Personal Home Page” do Rasmus Lerdorf tạo ra

năm 1994. Vì tính hữu dụng của nó và khả năng phát triển, PHP bắt đầu được sử

dụng trong môi trường chuyên nghiệp và nó trở thành “PHP: Hypertext

Preprocessor”

Thực chất PHP là ngôn ngữ kịch bản nhúng trong HTML, nói một cách đơn

giản đó là một trang HTML có nhúng mã PHP, PHP có thể được đặt rải rác trong

HTML.

PHP là một ngôn ngữ lập trình được kết nối chặt chẽ với máy chủ, là một công

nghệ phía máy chủ (Server-Side) và không phụ thuộc vào môi trường (cross-

9

platform). Đây là hai yếu tố rất quan trọng, thứ nhất khi nói công nghệ phía máy

chủ tức là nói đến mọi thứ trong PHP đều xảy ra trên máy chủ, thứ hai, chính vì tính

chất không phụ thuộc môi trường cho phép PHP chạy trên hầu hết trên các hệ điều

hành như Windows, Unix và nhiều biến thể của nó… Đặc biệt các mã kịch bản PHP

viết trên máy chủ này sẽ làm việc bình thường trên máy chủ khác mà không cần

phải chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa rất ít.

Khi một trang Web muốn được dùng ngôn ngữ PHP thì phải đáp ứng được tất

cả các quá trình xử lý thông tin trong trang Web đó, sau đó đưa ra kết quả ngôn ngữ

HTML.

Khác với ngôn ngữ lập trình, PHP được thiết kế để chỉ thực hiện điều gì đó

sau khi một sự kiện xảy ra (ví dụ, khi người dùng gửi một biểu mẫu hoặc chuyển tới

một URL).

1.2.2 Tại sao nên dùng PHP

Để thiết kế Web động có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để lựa chọn,

mặc dù cấu hình và tính năng khác nhau nhưng chúng vẫn đưa ra những kết quả

giống nhau. Chúng ta có thể lựa chọn cho mình một ngôn ngữ: ASP, PHP, Java,

Perl… và một số loại khác nữa. Vậy tại sao chúng ta lại nên chọn PHP. Rất đơn

giản, có những lí do sau mà khi lập trình Web chúng ta không nên bỏ qua sự lựa

chọn tuyệt vời này.

PHP được sử dụng làm Web động vì nó nhanh, dễ dàng, tốt hơn so với các

giải pháp khác.

PHP có khả năng thực hiện và tích hợp chặt chẽ với hầu hết các cơ sở dữ liệu

có sẵn, tính linh động, bền vững và khả năng phát triển không giới hạn.

Đặc biệt PHP là mã nguồn mở do đó tất cả các đặc tính trên đều miễn phí, và

chính vì mã nguồn mở sẵn có nên cộng đồng các nhà phát triển Web luôn có ý thức

cải tiến nó, nâng cao để khắc phục các lỗi trong các chương trình này

10

PHP vừa dễ với người mới sử dụng vừa có thể đáp ứng mọi yêu cầu của các

lập trình viên chuyên nghiệp, mọi ý tuởng của các bạn PHP có thể đáp ứng một

cách xuất sắc.

Cách đây không lâu ASP vốn được xem là ngôn ngữ kịch bản phổ biến nhất,

vậy mà bây giờ PHP đã bắt kịp ASP, bằng chứng là nó đã có mặt trên 12 triệu

Website.

1.2.3 Hoạt động của PHP:

Vì PHP là ngôn ngữ của máy chủ nên mã lệnh của PHP sẽ tập trung trên

máy chủ để phục vụ các trang Web theo yêu cầu của người dùng thông qua trình

duyệt.

Sơ đồ hoạt động:

Máy khách

hàng

Yêu cầu URL

Máy chủ

HTML

Web

HTML

PHP

Gọi mã kịch bản

Hình 1.2 Sơ đồ hoạt động của PHP

Khi người dùng truy cập Website viết bằng PHP, máy chủ đọc mã lệnh PHP

và xử lí chúng theo các hướng dẫn được mã hóa. Mã lệnh PHP yêu cầu máy chủ gửi

một dữ liệu thích hợp (mã lệnh HTML) đến trình duyệt Web. Trình duyệt xem nó

như là một trang HTML têu chuẩn. Như ta đã nói, PHP cũng chính là một trang

HTML nhưng có nhúng mã PHP và có phần mở rộng là HTML. Phần mở của PHP

được đặt trong thẻ mở .Khi trình duyệt truy cập vào một trang

PHP, Server sẽ đọc nội dung file PHP lên và lọc ra các đoạn mã PHP và thực thi các

11

đoạn mã đó, lấy kết quả nhận được của đoạn mã PHP thay thế vào chỗ ban đầu của

chúng trong file PHP, cuối cùng Server trả về kết quả cuối cùng là một trang nội

dung HTML về cho trình duyệt.

1.2.4 Chức năng của PHP

PHP giúp người lập trình tạo ra các website động với nhiều chức năng khác nhau

như : chia sẻ tin tức, video, nghe nhạc, bán hàng …Với đặc điểm dễ học, dễ hiểu

và dễ tiếp cận, hiện nay, PHP được hơn 58% người lập trình trên thế giới sử dụng .

1.2.5 Lập trình hướng đối tượng (OOP) trong PHP

Trong lập trình, một phần rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là

lập trình hướng đối tượng.

 Lập trình hướng đối tượng là 1 phương pháp viết mã cho phép các lập trình viên

nhóm các action tượng tự nhau vào các class”. Điều này giúp mã lệnh giữ vững

được nguyên lý DRY “don’t repeat yourself” (không lặp lại chính nó) và dễ dàng để

bảo trì.

Lợi ích của OOP giúp người lập trình giảm thiểu tối đa thời gian, công sức

khi tìm kiếm, cập nhật các dòng lệnh, giúp cho việc lập trình đơn giản hóa đi rất

nhiều.

 Định nghĩa Lớp(class) và Đối tượng(objects)

• Lớp (class)

Lớp nghĩa là một khung kịch bản của một đối tượng, hoặc bạn có thể hiểu đối

tượng được tạo ra từ một lớp. Trong lớp nó sẽ có các biến mà biến này ta gọi là các

thuộc tính (properties), và lớp nó có thể chứa các hàm mà các hàm này chúng ta gọi

nó là phương thức (method).

Đối tượng(objects)

12

Alternate Text Gọi ngay