Sơ Đồ Mạch Điện Tủ Lạnh Sanyo, Toshiba, Hitachi, Panasonic, LG, Sharp

Hôm nay, Điện lạnh Khánh Trung sẻ liệt kê một số sơ đồ mạch điện giành cho các dòng tủ lạnh Sanyo, Toshiba, Panasonic… Đây là những mẫu sơ đồ chuyên dụng, phổ biến, bao gồm các nhiều bộ phận

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh sanyo

Các thiết bị trong sơ đồ .

– Dây điện nguồn: Đây là phích cắm để cấp điện cho tủ lạnh, thường là loại 2 chấu.

– Đèn: Đèn tủ lạnh thường được bố trí ở ngăn mát và ngăn đông không có đèn.

– Bộ điều nhiệt: Đây là bộ phận mà khi nhiệt độ trong tủ lạnh đạt đến nhiệt độ cài đặt trên bộ điều nhiệt thì nó sẽ ngắt điện, ngưng cấp điện cho quạt và máy nén.

– Bộ định giờ (hay còn gọi là Timer): Bộ phận này có 4 chân, thường thì chân 1-3 là hai chân cấp điện cho moto quay, còn chân 4 là chân timer đá điện cho máy nén và quạt hoạt động, chân 2 là chân timer đá điện để xả tuyết.

– Relay khởi động: Đây là rơ le dùng để khởi động máy nén, khi máy nén ngưng hoạt động và muốn hoạt động  trở lại thì cần phải có rơ le để kích máy nén chạy.

– Máy nén: Đây là loại máy nén dạng kín, động cơ và pít tông máy nén nằm bên trong block. Máy nén có nhiệm vụ tuần hoàn gas trong hệ thống.

– Relay bảo vệ: Đây là rơ le nhiệt bảo vệ máy nén khi bị quá dòng, lúc bị quá dòng thì relay không cho dòng điện qua nên cũng không có điện qua máy nén.

– Động cơ quạt: Động cơ quạt nằm sát dàn lạnh và quạt dàn lạnh, chúng có nhiệm vụ lưu thông gió trong toàn tủ lạnh.

– Công tắc F: Công tắc F ngăn đông tủ lạnh có nhiệm vụ là khi mở cánh cửa tủ lạnh của ngăn đông thì công tắc cửa hở ra và quạt dàn lạnh không chạy để giảm tổn thất hơi lạnh thổi ra ngoài. Khi đóng cửa lại thì công tắc đóng lại, quạt dàn lạnh chạy.

Tham khảo giá sua tu lanh tai da nang mới nhất 2020

so-do-mach-dien-sanyo

– Công tắc R: Đây là công tắc ngăn mát, thường là dạng công tắc 3 ngã, 1 là chân chung và khi mở ngăn mát thì chân 1 đá điện qua chân 2 làm đèn ngăn mát sáng lên, quạt dàn lạnh không chạy. Và ngược lại, khi đóng cánh tủ ngăn mát, chân 1 đá điện cho chân 3 đèn ngăn mát tắt và quạt dàn lạnh chạy.

– Điện trở xả tuyết: Bộ phận này thường được bố trí sát bộ điều nhiệt, nó có nhiệm vụ làm ấm ngăn tuyết bám lên bộ điều nhiệt và tránh làm bộ điều nhiệt hoạt động không chính xác.

– Các thiết bị xả tuyết: Thông thường khi chân 3 của bộ định giờ đá điện qua chân 2 thì quạt dàn lạnh và máy nén lúc này ngưng hoạt động để thực hiện quá trình xả tuyết.

– Cảm biến nhiệt: Lúc này sò đóng mạch cho dòng điện qua điện trở.

– Điện trở giải đông: Bộ phận này thực hiện quá trình đốt nóng để xả tuyết.

– Cầu chì nhiệt: Đây là thiết bị bảo vệ ngăn ngừa quá trình đốt nóng quá mức cửa điện trở giải đông. Thông thường khi nhiệt độ tại dàn lạnh lớn hơn 70 độ C, cầu chì nhiệt đứt dòng điện không đi qua điện trở giải đông và lúc này phải thay cầu chì nhiệt khác.

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh Toshiba

so-do-mach-dien-tu-lanh-toshiba

Sơ đồ này có bản vẽ giống với dòng tủ lạnh Deawoo

Sơ đồ mạch điện Panasonic Inverter

so-do-mach-dien-panasonic

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh Sharp

so-do-tu-lanh-sharpSơ đồ này hoàn toàn có thể ứng dụng cho dòng tủ đông Sanaky

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh Hitachi Inverter

so-do-mach-dien-tu-lanh-hitachi

Hầu như các dòng tủ lạnh Daewoo, Sharp và LG, Samsung, Electrolux, Funiki đều sử dụng chung mạch điện này

Bên trên là sơ đồ mạch điện giành cho những dòng tủ lạnh gián tiếp và trực tiếp Panasonic, Hitachi, Sanyo, LG … Nhìn chung thì những sơ đồ trên đều có điểm tương đương và nguyên lí hoạt động giải trí giống nhau

Alternate Text Gọi ngay