Tư vấn chọn mua nồi áp suất
Nồi áp suất là một trong những vật dụng cần thiết cho căn bếp của gia đình, rất tiện lợi để nấu các món cần ninh nhừ như xương, cháo… Không chỉ giữ nhiệt tốt, nấu nhanh và ngon mà nồi áp suất còn giữ được lượng dinh dưỡng tối đa cho món ăn. Nếu bạn cần mua nồi áp suất, hãy đọc qua các chỉ dẫn sau nhé!
Về cơ chế, nồi áp suất là loại nồi nấu có nắp đậy kín. Khi nấu, hơi trong nồi tăng cao nhưng không thoát ra ngoài được nên áp suất tăng lên và kéo theo nhiệt độ trong nồi tăng cao. Khi áp suất đến ngưỡng chịu đựng thì có một bộ phận là van hạ áp đảm bảo việc cân bằng áp suất.
Nồi áp suất có thể dùng để nấu cơm, cháo, canh và nhiều món khác như nồi cơm điện, tuy nhiên giữ được nhiệt và hiệu quả ninh nhừ tốt hơn nhiều.
[external_link_head]
Dung tích
Khi chọn mua nồi áp suất bạn phải hình dung chỉ nấu lượng thức ăn và nước khoảng 1/2 nồi hoặc không quá 2/3 thì đồ ăn mới ngon và chín đều. Thế nên dung tích nồi phải lớn để đảm bảo không bị tràn thức ăn ra ngoài, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
– Gia đình từ 6 đến 8 người: Nồi 6 lít trở lên.
– Gia đình từ 4-6 người: Nồi 4 – 5 lít.
– Gia đình 4 người trở lại: Nồi 2 – 4 lít.
Các loại nồi áp suất
Hiện nay trên thị trường có hai loại nồi áp suất, đó là nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện tử.
Nồi áp suất cơ (Nồi nấu gas)
Nồi áp suất cơ là loại nồi áp suất truyền thống, nấu trên bếp ga, bếp điện như bếp từ hay bếp hồng ngoại. Nắp nồi có quai gài, đậy kín để ngăn nhiệt không thoát ra ngoài.
Xem thêm Nồi áp suất cơ là gì?
Cách sử dụng nồi áp suất cơ
Ưu điểm
– Tuổi thọ cao.
– Có thể nấu bằng mọi loại bếp, không bị phụ thuộc vào nguồn điện.
– Dễ sử dụng, nấu ăn nhanh.
– Nắp rời, dễ chùi rửa sau khi sử dụng.
– Giá thành thấp.
[external_link offset=1]
Nhược điểm
– Chỉ có ít chức năng nấu.
– Người dùng phải canh lửa trong thời gian nấu.
– Thực phẩm khi nấu quá nhiều, dễ bị trào ra khỏi nồi, làm tắc van hạ áp.
– Dễ xảy ra sự cố khi van có vấn đề hay do nấu ăn quá lâu ở nhiệt độ cao.
– Hơi nước thoát ra mạnh, dễ gây bỏng.
– Khó xả áp. Xem thêm Cách xả áp suất cho nồi áp suất dùng gas
Chất liệu
Chất liệu nồi áp suất cơ thường gặp là hợp kim Inox, nhôm và gang.
– Nồi gang dày, nặng, bền, giữ nhiệt tốt.
– Nồi làm bằng Inox có đáy nồi dày và truyền nhiệt tốt, thời gian nấu chín nhanh hơn nồi gang nên được nhiều người ưa thích hơn, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn.
– Nồi nhôm thường nhẹ hơn rất nhiều so với nồi inox, truyền nhiệt nhanh, giá thành vừa phải.
– Lòng nồi hợp kim nhôm ứng dụng kỹ thuật oxi hóa cứng tạo thành 1 lớp màng dày bảo vệ, bao phủ bề mặt hợp kim nhôm, chống bào mòn, chống xước hiệu quả và rất an toàn với sức khỏe cho người dùng.
Các loại van của nồi áp suất cơ
Van nhảy: Thường dùng cho nồi có áp suất trung bình và cao. Khi áp suất đạt mức cao, van sẽ dịch chuyển lên một mức khác để đảm bảo cân bằng áp suất trong nồi.
Van quả tạ: Van như một quả lắc nằm trên lỗ thoát hơi, khi áp suất đạt mức nào đó, van sẽ đong đưa làm giảm áp suất. Ưu điểm của loại van này là có thể nhìn và nghe được tiếng van kêu khi áp suất đạt mức cần thiết, mang tính tiện dụng cao trong trường hợp bạn không thể liên tục trông chừng nồi đang nấu. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ bị tắc nghẽn do thức ăn tràn vào qua lỗ thông hơi. Do đó, trước khi nấu, bạn cần kiểm tra và vệ sinh van thật kỹ.
Van quả tạ kiểu mới: Bố trí giống van quả tạ ở trên, nhưng thay vì đong đưa để thoát khí qua lỗ thông hơi thì van tự động xả hơi, cân bằng áp suất một cách nhanh chóng.
Khe xả áp: Giảm áp một cách an toàn, giữ cho áp suất trong nồi luôn ổn định trong suốt quá trình nấu.
Nhiều loại nồi có hệ thống van xả đôi, gồm van chính và van phụ, đảm bảo nồi không bị nổ khi van chính bị kẹt, giữ áp suất nồi luôn đạt mức cho phép.
Nồi áp suất điện
Nồi áp suất điện tử là loại nồi áp suất chạy bằng điện, có chế độ tự động nấu khi được cài sẵn thời gian, về nguyên lý hoạt động nồi áp suất điện tử cũng giống như nồi áp suất cơ, tuy nhiên có thêm chức năng hẹn giờ nấu và nhiều chế độ ninh hầm khác nhau.
Ngoài ra nồi còn có chức năng chống tràn trong khi nấu, giúp giữ nguyên chất dinh dưỡng và hương vị của món ăn, có lợi cho sức khỏe.
Ưu điểm
– Nồi được cài đặt sẵn nhiều chức năng nấu khác nhau. Thay vì chỉ có chế độ ninh nhừ như nồi áp suất cơ, thì nồi áp suất điện tử có thể hầm xương, nấu cháo, thịt, cá, làm bánh…
– Có chế độ hẹn giờ thuận tiện, bạn sẽ không phải canh chừng khi đun nấu.
– Hơi thoát ra ít, giữ được dinh dưỡng tối đa cho thức ăn.
– An toàn cho người sử dụng.
Nhược điểm
– Giá thành nồi áp suất điện tử cao hơn nồi cơ.
[external_link offset=2]
– Không sử dụng được khi mất điện.
Chất liệu lòng nồi
Lòng nồi áp suất điện tử chủ yếu được làm bằng hợp kim nhôm, Inox, gang, có thể là lòng nồi chống dính hoặc không chống dính.
– Lòng nồi hợp kim nhôm nhẹ và dẫn nhiệt nhanh, tuy nhiên giữ nhiệt không tốt bằng các chất liệu còn lại.
– Lòng nồi hợp kim nhôm chống dính: chịu được nhiệt độ cao, an toàn cho sức khỏe người dùng, lại còn dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng.
– Nồi gang bền, chịu lực tốt, có độ dày lớn và rất nặng.
– Nồi làm bằng Inox có dày, truyền nhiệt tốt và nhẹ hơn nồi gang.
Một số loại nồi áp suất điện tử có 2 lòng nồi, một lòng nồi chống dính và một lòng nồi chuyên dùng để nấu canh, rất tiện lợi khi chế biến nhiều món khác nhau.
Xem thêm Cách vệ sinh nồi áp suất điện
Chế độ nấu
Khi nấu bằng nồi áp suất điện tử, bạn chỉ việc nhấn nút chọn chế độ phù hợp, mọi chế độ khác như nhiệt độ, áp suất… nồi sẽ tự động đưa về chuẩn cài đặt sẵn cho chế độ đó. Bạn có thể chọn chế độ nấu chuẩn, hoặc chế độ nấu nhanh, với thời gian phù hợp cho từng món ăn.
Xem thêm Các chế độ nấu của nồi áp suất điện tử
Thông thường, nồi áp suất điện tử có thể có tới hơn 6-10 chế độ chế biến thức ăn như nấu cháo, hầm xương, soup, nấu đậu, làm bánh… Tùy theo khẩu vị yêu thích mà có thể lựa chọn cách nấu mềm, tiêu chuẩn, hay nấu vừa/dai cho từng món ăn.
Xem thêm Cách sử dụng chức năng nấu của nồi áp suất điện tử
Nồi áp suất điện tử còn có chức năng hẹn giờ với chương trình nấu được cài đặt sẵn lên tới 24 tiếng.
Xem thêm Cách sử dụng chức năng hẹn giờ nấu của nồi áp suất điện tử
Bảo vệ an toàn
Với nồi áp suất điện tử, người dùng có thể an tâm về vấn đề an toàn nhờ hệ thống van hạ áp thông minh. Khi áp suất đạt định mức, van sẽ tự động xả hơi để đảm bảo áp suất trong nồi luôn ở mức cố định. Hầu hết các nồi áp suất điện tử đều có van khóa, chỉ mở nắp nồi khi hơi trong nồi đã được xả hết, để đảm bảo người dùng không bị bỏng khi mở nắp nồi đột ngột.
Thương hiệu và xuất xứ
Nồi áp suất cơ giá cả giao động từ 300.000đ đến 1,5 triệu đồng/chiếc tùy theo thương hiệu và xuất sứ, dòng nồi áp suất cao cấp có Supor và tầm trung Sunhouse đều được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Nồi áp suất điện tử có giá giao động từ 700.000đ đến 2 triệu đồng/chiếc. Những thương hiệu cao cấp như Philips, Sanyo, Supor … có cài sẵn nhiều chế độ nấu, van hạ áp được thiết kế đảm bảo an toàn và ngăn lượng hơi nước thoát ra, thực phẩm được nấu chín nhanh chóng, dẻo mềm, giữ lại dinh dưỡng cao. Còn những thương hiệu nồi áp suất điện tử tầm trung như Sunhouse, Pensonic tập trung vào mẫu mã và tính năng, giá thành rẻ hơn.
Hi vọng những chỉ dẫn trên của DienmayXANH.com sẽ giúp bạn chọn lựa được nồi áp suất ưng ý.
Siêu thị Điện máy XANH [external_footer]